* Là người từng đưa phim Đảo của dân ngụ cư tham dự nhiều Liên hoan phim (LHP) nước ngoài và đoạt giải thưởng, chị thấy khán giả nước ngoài có xa lạ với phim Việt Nam nói riêng và phim ASEAN nói chung không?
- Đạo diễn - diễn viên Hồng Ánh: Điện ảnh ASEAN quả thực trước đây chưa gây được chú ý nhiều nhưng gần đây đã có phim Philippines và Thái Lan tham gia nhiều giải thưởng điện ảnh lớn như Oscar. Còn điện ảnh Việt Nam mình còn bé nhỏ và xa lắm để đi ra khỏi khu vực.
* Hẳn là phim Việt và phim ASEAN sẽ có cơ hội được chấp nhận nhiều hơn khi ra khỏi bên ngoài ASEAN nếu có phim hay?
- Có. Nói chung phải bắt nguồn từ tác phẩm. Phim muốn được khán giả quốc tế chấp nhận cần có ba yếu tố chính. Một là câu chuyện phim phải có tính toàn cầu, nhưng vẫn phải có bản sắc riêng. Vì nếu hội nhập mà chị kể ra một câu chuyện mà người ta thấy đó là một sự copy một phim hoặc copy một trào lưu của một nền văn hóa khác thì nó không tạo được dấu ấn. Điều quan trọng thứ hai là phim phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Đây là một trong những điều tiên quyết để đủ là điều kiện tham dự LHP nước ngoài hoặc được các nhà phát hành nước ngoài quan tâm, vì ở một số quốc gia hệ thống trình chiếu của họ yêu cầu cần đạt cấp độ kỹ thuật như vậy. Thứ ba là phải có sự hỗ trợ về quản lý và văn hóa của nước sở tại và trong khu vực.
* Nếu nhìn mặt bằng chung phim Việt Nam sản xuất trong thời gian vừa qua nếu đi ra bên ngoài theo chị có dễ được khán giả quốc tế tiếp nhận không?
- Phim Việt Nam hiện nay đang thực hiện được một nhiệm vụ rất tốt là phục vụ được khán giả trong nước, đáp ứng được yêu cầu về thưởng thức văn hóa, giải trí, còn xa hơn thì chưa.
|
* Có phải do các nhà sản xuất Việt khi làm phim chưa tính tới việc đưa phim Việt ra khu vực hay sao?
- Thực ra bản thân tôi khi làm phim cũng không hề nghĩ đến việc sẽ đưa phim đi thi quốc tế. Lúc đó tôi chỉ mong muốn kể ra một bộ phim mà tôi thích, và phải có một bộ phim hay, một câu chuyện mang tính toàn cầu. Nó phải lay động được nhiều cảm xúc của người xem và khi đi ra quốc tế, những cảm nhận về phim của họ rất khác. Nó phải vượt lên trên sự giải trí bình thường.
* Và từ kinh nghiệm thực tế của chị khi đưa phim ra nước ngoài nhiều lần, khán giả đón nhận phim Việt ra sao? Họ có thắc mắc gì về câu chuyện của mình hay không?
|
* Việc phim Philippines (phim Đạn ghém) và Indonesia (phim Turah) vừa rồi đều được đề cử tranh giải Phim nước ngoài hay nhất tại Oscar 2018 tới, với tư cách là một người làm phim của điện ảnh Việt, chị có thấy chạnh lòng về điện ảnh Việt không?
- Không, nếu nhìn ra toàn khu vực thì thực ra tôi rất tự hào về điều này. Thì ra trước đây các giải lớn chỉ là sân chơi của các đại gia của ngành công nghiệp điện ảnh quá phát triển, đã có bề dày về kỹ thuật, nội dung. Thì vào thời điểm hiện giờ đã có đại diện của châu Á, và nhất là đại diện của ASEAN. Philippines với Việt Nam xuất phát điểm không hề xa nhau. Tại LHP quốc tế ASEAN vừa rồi, Đảo của dân ngụ cư được giải Phim hay nhất thì phim của Philippines được giải Đạo diễn xuất sắc nhất. Cũng từ đây, các nhà làm phim Việt sẽ có thêm động lực để sáng tác và kỳ vọng hơn.
* Chị đã xem nhiều phim ASEAN chưa, có thể nhận xét về phim của khu vực không?
- Tại LHP quốc tế Đông Á tại London (Anh), Đảo của dân ngụ cư được trình chiếu trong khu vực Toàn cảnh châu Á, nên tôi cũng có điều kiện được xem nhiều phim trong khối ASEAN. Về mảng phim truyện, tôi thấy nổi lên là phim Thái Lan và phim Philippines, còn mảng phim tài liệu, tôi thấy nổi lên là phim Campuchia. Những phim của họ thường kể những vấn đề của con người, về nhân quyền, về những vấn đề nảy sinh xung đột ở những đô thị đang phát triển. Ví dụ phim Philippines nói về đề tài nhập cư ở dưới quê lên, những vấn đề phân biệt giàu nghèo.
* Trong thời gian tới, chị có dự định làm phim gì không?
- Tôi đang triển khai kế hoạch làm một bộ phim về tình yêu, định sản xuất trong tháng 8 năm sau.
- Với Đảo của dân ngụ cư lọt vào tranh giải Phim truyện tại LHP Việt Nam lần thứ 20 này, chị có kỳ vọng gì?
- Tôi chỉ mong muốn có những giải thưởng vàng cá nhân cho bộ phim.
* Cám ơn chị!
Bình luận (0)