Đập Tam Hiệp: 90 năm từ ý tưởng đến hiện thực và những con số 'khủng'
Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00

Đập Tam Hiệp: 90 năm từ ý tưởng đến hiện thực và những con số 'khủng'

29/06/2020 14:15 GMT+7

Đập Tam Hiệp dài 2,3 km, một trong những đập lớn nhất thế giới, gây tốn không ít giấy mực do nhiều những tranh cãi xoay quanh tác động môi trường và chính sách.

Tự động phát

Đập Tam Hiệp tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới nằm trên sông Trường Giang. Cùng điểm lại những con số ấn tượng về kiến trúc cũng như lịch sử của đập Tam Hiệp.
180 tấn chất nổ
Các chuyên gia phá hủy đã sử dụng khoảng 181 tấn chất nổ để xây dựng con đập. Vụ nổ đã tạo ra khoảng 186.000 mét khối đất đá vụn.
Vào lúc cao điểm, đội xây dựng lên đến 26.000 nhân viên Trung Quốc và nước ngoài.
Gần 90 năm hiện thực hóa
Năm 1919, nhà lãnh đạo Tôn Trung Sơn đã gợi ý một con đập trên sông Trường Giang, nằm ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ông tin rằng kiến trúc này có thể ngăn lũ và bảo vệ người dân xung quanh sông. Mãi đến năm 1993, việc xây dựng mới bắt đầu.
Dự án trải dài qua 3 hẻm núi nên được gọi là tam hiệp: Cù Đường hiệp, Vu hiệp và Tây Lăng hiệp. Con đập dài 2,3 km và cao 185 m, lớn gấp 5 lần con đập Hoover của Mỹ.
Hơn 16 triệu met khối bê tông đã được sử dụng, và đây là kỷ lục thế giới.
Hơn một triệu người phải di dời
Hồ chứa dài 660 km của đập Tam Hiệp có thể gây ngập 632 km vuông mặt đất, tương đương một ngàn làng, xã. Vì vậy, khoảng 1,3 triệu người đã phải di dời.
Con số chính thức cho thấy hơn 100 công nhân đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng.
Dự án xây dựng trong vòng 13 năm, hoàn tất vào năm 2006 và theo Tân hoa xã, đập Tam Hiệp tốn 254,2 tỉ nhân dân tệ, tương đương 37,23 tỉ USD.
Sản xuất tổng cộng 1.000 tỉ kWh sau 14 năm
Đập có 34 máy phát điện turbo với công suất kết hợp 22,5 triệu kilowatt. Năm 2017, Nhà máy điện đập Tam Hiệp, dự án thủy điện lớn nhất thế giới, đã tạo ra 1 nghìn tỉ kilowatt giờ (kwh) điện sau 14 năm hoạt động.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.