Đất nền ven sông Trường Giang ‘cất cánh’ cùng sân bay Chu Lai

24/10/2020 14:00 GMT+7

Phát triển sân bay Chu Lai thành Trung tâm công nghiệp, dịch vụ hàng không của Việt Nam là định hướng mới nhất của tỉnh Quảng Nam tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam giữa tháng 10 vừa qua.

Tại buổi họp báo hôm 15.10, diễn ra ở Trung tâm Hội nghị tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Nam đã chia sẻ thông tin về định hướng phát triển đến 2025, tầm nhìn 2030.

Chu Lai, sân bay top 4 Việt Nam

Tỉnh Quảng Nam chọn 3 lựa chọn đột phá, trong đó tiếp tục tập trung đầu tư hạ tầng then chốt của vùng Đông kết nối với khu vực vùng Tây, kết nối đồng bộ hệ thống giao thông đường bộ, khai phá các nguồn lực về đất đai, tài nguyên, các tiềm năng trong khu vực…
Trong đó, vùng Đông đang có lợi thế rất lớn để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn cũng như kêu gọi đầu tư các dự án lớn. Trong đó, Cảng Chu Lai đang được Thaco - Trường Hải quyết liệt cùng Quảng Nam tập trung đầu tư thành cảng loại 1 ở miền Trung, có khả năng đón tàu 50.000 tấn; kết hợp với Cảng Đà Nẵng, Cảng Dung Quất hợp lại thành hệ thống cảng nước sâu khu vực Trung Trung bộ, có khả năng liên kết, chia sẻ các loại hàng hóa.
Đặc biệt, đối với sân bay Chu Lai có diện tích 2.300 ha đang được tổ chức quy hoạch lại là một trong 4 sân bay lớn nhất của cả nước và thực hiện kêu gọi doanh nghiệp tư nhân cùng đầu tư.
Sân bay Chu Lai được kỳ vọng không chỉ đơn thuần là sân bay hành khách, mà còn là Trung tâm công nghiệp, dịch vụ hàng không của Việt Nam, có thể cạnh tranh với những trung tâm hàng không ở khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Ngoài ra, vùng Đông cũng đã có nhiều dự án lớn đã triển khai, làm thay đổi diện mạo khu vực ven biển, nhất là sau khi ngày 1.10, UBND tỉnh Quảng Nam thông xe kỹ thuật tuyến đường Võ Chí Công, tuyến đường chiến lược ven biển nối Hội An với sân bay Chu Lai.
Chu Lai Riverside có vị trí đắc địa ven QL1A và sông Trường Giang (xã Tam Anh Nam, H.Núi Thành, Quảng Nam), liền kề cảng biển, sân bay, các KCN lớn

Chu Lai Riverside có vị trí đắc địa ven QL1A và sông Trường Giang (xã Tam Anh Nam, H.Núi Thành, Quảng Nam), liền kề cảng biển, sân bay, các KCN lớn

Bất động sản thức giấc

Ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc BQL dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam cho biết, đường Võ Chí Công bắt đầu từ Hội An đến sân bay Chu Lai, dài 69 km, nằm trong quy hoạch đường ven biển Việt Nam, 4 làn xe, với tổng mức đầu tư 1.479 tỉ đồng.
Trong đó, đoạn từ Hội An đến dốc Diên Hồng dài 42,5 km đã khai thác từ 2016. Đoạn còn lại đến sân bay Chu Lai dài 26,5 km, bao gồm 6 cây cầu, với mặt cắt ngang 12,5 m.
Tuyến đường kết nối hoàn chỉnh giao thông thông suốt hành lang ven biển từ Đà Nẵng qua Hội An và Khu kinh tế mở Chu Lai đến sân bay Chu Lai và nối tiếp đến Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi, đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội, nhất là du lịch, dịch vụ, Khu kinh tế mở Chu Lai, góp phần nâng cao năng lực hạ tầng giao thông để giảm tải QL1A, tạo cảnh quan khu vực ven biển.
Định hướng phát triển của sân bay Chu Lai cùng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, mở đường cho sự “cất cánh” của nhiều dự án bất động sản.
Đơn cử, mới đây, Công ty CP Thương mại dịch vụ văn hóa sự kiện Việt D.A.C (Việt Group) đã thực hiện thương vụ với Công ty TNHH Phú Long, trở thành chủ đầu tư dự án Chu Lai Riverside (Khu dân cư Tam Anh Nam giai đoạn 3) nằm trong khu vực Khu kinh tế mở Chu Lai (H.Núi Thành).
Chu Lai Riverside do Công ty CP Đầu tư Bất động sản V Group làm đơn vị phát triển, sắp sửa ra mắt thị trường…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.