Được gọi tên như thế chứ thỏa thuận này trên thực tế không có hiệu lực đối với tất cả các bên liên quan đến chiến sự ở Syria, mà chỉ đối với quân đội của Nga và Syria cũng như những đối tác đồng minh của họ. Với hiệu lực hạn chế và việc thực thi khó khăn như thế, thỏa thuận này chỉ giúp hai nước ngăn ngừa nguy cơ nhầm lẫn giao tranh với nhau hoặc tấn công nhầm phải nhau. Cũng chính vì thế mà ý nghĩa chính trị của nó còn đáng kể hơn.
Đây là bước đi đầu tiên của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong nỗ lực gây dựng kênh trao đổi và diễn đàn đàm phán đa phương mới để làm đối trọng, đồng thời dần lấn át khuôn khổ diễn đàn đàm phán đa phương mà Mỹ và đồng minh chiếm đa số thành viên.
Bước tiếp theo là cuộc trao đổi tay ba của họ với Iran vào đầu tháng tới ở Kazakhstan. Khuôn khổ diễn đàn khác, tổ chức ở địa điểm khác với diện thành phần tham gia khác đương nhiên phục vụ mục tiêu và lợi ích riêng của họ. Họ muốn chủ động tiến thoái ở Syria, độc lập với các đối tác khác và không để họ dẫn dắt. Họ có thể làm được vậy vì đều trực tiếp tham chiến ở Syria và đều đóng vai trò quyết định không thể thiếu trong mọi kiểu giải pháp cho vấn đề Syria.
Họ tạo ra sân chơi mới, nhưng chưa hẳn hoàn toàn cùng hội cùng thuyền. Dù đồng thuận quan điểm về Mỹ và EU, nhưng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có lợi ích, đồng minh và đối thủ khác nhau ở Syria. Đấy là điểm yếu nhất của sự co cụm mới này, khiến cho họ dẫu đang đồng sàng thì vẫn chưa hoàn toàn đồng mộng.
tin liên quan
Tụm ba chọi mộtNga, Trung Quốc và Pakistan lại khiến không chỉ Mỹ, Ấn Độ mà cả
chính phủ Afghanistan lo ngại khi tiến hành thương thảo lần thứ ba về
tương lai của Afghanistan.
Bình luận (0)