Có lẽ sau cuộc gặp mặt mà hai bên cùng cố gắng nói thật lòng với nhau này, ông Quảng và Bkav sẽ có nhiều trăn trở nếu như họ thật sự muốn đeo đuổi hoài bão hay khát vọng muốn làm ra được một chiếc smartphone cao cấp thật sự là "product of Vietnam" (sản phẩm của Việt Nam). Và chắc chắn là "thuyền trưởng tối cao" của "con tàu Bkav" đã cảm thấy nhẹ lòng hơn khi nhận ra rằng mình vẫn được giới truyền thông công nghệ dành cho nhiều cảm tình thật lòng, tình cảm của những người bạn cùng đam mê công nghệ, cho dù có khi họ ít nhều lấn cấn với cách bạn mình làm.
Nói chung, ai cũng muốn Bkav thành công thật sự trong dự án Bphone mà ông Quảng chia sẻ rằng Bkav tự nhận cho mình một sứ mệnh chứng mình cho thế giới biết người Việt Nam hoàn toàn có thể làm ra được những sản phẩm high-end với quyết tâm "Apple và Samsung làm được, Bkav cũng làm được".
tin liên quan
Bphone 2017 có thật là… 'chất'?
Sau hơn 2 năm 2 tháng hầu như im hơi lặng tiếng từ cuộc chào đời đứa con đầu lòng bùng nổ đầy tâm huyết, smartphone "Made in Vietnam" Bphone đã trở lại thị trường cũng là "đấu trường sinh tử".
Chúng tôi không nói về việc Bkav định vị Bphone ở phân khúc cận cao cấp và cao cấp. Đó là chuyện kinh doanh của họ. Nhưng rõ ràng, đây là hai phân khúc cực kỳ hẹp, chủ yếu dành cho những ai muốn làm thương hiệu là chính. Thế giới chắc chỉ có một mình Apple là có đủ năng lực kiếm sống hoàn toàn ở phân khúc cao cấp khi họ "sinh ra là để làm hàng high-end".
Ở phân khúc cận cao cấp (9 - 10 triệu đồng), hiện nay chỉ có một ít mẫu sản phẩm vẫn còn làm thị trường là chính. Nhưng đó là của một vài thương hiệu quốc tế đã khẳng định được tên tuổi. Bkav hoàn toàn là lính mới tò te trong làng di động. Vì thế, con đường duy nhất để Bphone có thể gây được "sóng gió" là phải vượt trội (về cấu hình, thiết kế, công nghệ, đặc biệt là những "món độc") so với các đối thủ cùng mức giá đang có mặt.
Việc định vị một sản phẩm là do nhà sản xuất quyết định, nhưng thành công hay không lại nằm trong tay người tiêu dùng. Không thể có chuyện hễ nhà sản xuất "thích thì nhích" đâu. Lại càng không thể lấy lý do là chi phí đầu tư quá lớn nên cần phải đặt giá sản phẩm cao. Người tiêu dùng có thể tốn thêm bộn tiền cho thương hiệu nổi tiếng, nhưng không bao giờ muốn trả tiền cho chi phí đầu tư của nhà sản xuất.
|
Bkav quả là đã tự chọn cho mình một con đường quá khó khăn và tốn kém. Họ không chỉ muốn làm ra sản phẩm "thương hiệu Việt" mà còn đặt khát vọng làm được "sản phẩm Việt". Họ đi ngược cách mà hầu như tất cả các thương hiệu Việt khác vẫn làm: tìm mua những mẫu tham chiếu, những sản phẩm hay bán thành phẩm có sẵn về "mông má" lại, cài thêm một số ứng dụng thuần Việt, rồi in logo Việt lên.
Cách làm này chi phí thấp, thời gian nhanh, giúp nhà đầu tư nhanh chóng chớp thời cơ đưa ra thị trường những sản phẩm giá rẻ, cho phép họ thu hồi vốn và có lãi nhanh. Nếu thật sự có ý định kinh doanh thì phải làm thế thôi.
Bkav đã "phá ra" và làm lại từ đầu cho thỏa ý mình, cho dù với những thứ mà người ta đã hoàn tất và hoàn thiện. Tất nhiên là rất sướng, nhất là với những dân cuồng say công nghệ, nhưng lại cực kỳ tốn kém tiền của và thời gian, thay vì để dành tập trung nghiên cứu và phát triển những cái mới mẻ.
Một khi Bkav đã xác định Bphone là một dự án dài hơi và chiến lược của mình, đồng thời họ đầu tư bằng tiền của họ, có lẽ chúng ta nếu không ủng hộ ra mặt thì cứ lẳng lặng để họ làm.
Nếu họ thành công thì chúng ta có được những sản phẩm công nghệ "product of Vietnam" hay chí ít là "product by Bkav". Và có lẽ tốt nhất là Bkav nên tìm cách nào đó có thể mời gọi, huy động trí lực của cộng đồng để chung tay góp sức cho mình làm ra những "sản phẩm Việt". Chúng tôi tin rằng người Việt mình rất "máu" và rất có lòng, nhất là khi người ta có lòng cầu thị.
tin liên quan
Ông Nguyễn Tử Quảng: Với Bphone 2017, chúng tôi gọi là ChấtVẫn phong cách hài hước, dí dỏm, Tổng giám đốc Bkav Nguyễn Tử Quảng chính thức ra mắt "quả bom" Bphone 2017 vào sáng nay, 8.8.
Bình luận (0)