Đâu là vũ khí bí mật của nền kinh tế Mỹ?

18/09/2015 09:53 GMT+7

(TNO) Trong kinh doanh, phá sản đồng nghĩa với việc mọi thứ dường như chấm dứt ở tình trạng tồi tệ nhất. Song đối với các chủ doanh nghiệp ở Mỹ, nhờ vào điều luật được cho là vũ khí bí mật của nền kinh tế nước này, phá sản cho họ một cơ hội để thoát khỏi giai đoạn nguy cấp.

(TNO) Trong kinh doanh, phá sản đồng nghĩa với việc mọi thứ dường như chấm dứt ở tình trạng tồi tệ nhất. Song đối với các chủ doanh nghiệp ở Mỹ, nhờ vào điều luật được cho là vũ khí bí mật của nền kinh tế nước này, phá sản cho họ một cơ hội để thoát khỏi giai đoạn nguy cấp.

Một nhân viên Lehman Brothers bước ra khỏi ngân hàng sau khi nhà băng tuyên bố phá sản - Ảnh: Reuters
Trang Planet Money mới đây có bài viết minh chứng cho sự hữu ích của việc phá sản.
Roddey là chủ đầu tư công ty trang thiết bị Queen City, phía bắc bang California, Mỹ. Khi bong bóng nhà đất vỡ vào năm 2009, thị trường trang thiết bị cũng chao đảo theo. Điều này buộc hãng Queen City, sau 60 năm có mặt trên thương trường, phải áp dụng Chương 11 của Bộ luật Mỹ.
Khi doanh nghiệp của Roddey bắt đầu sự nghiệp tại miền Bắc California, ông đã làm tất cả để tránh sự thất bại lớn nhất: Phá sản. Tuy nhiên bây giờ, điều khủng khiếp ấy lại là vũ khí bí mật của nền kinh tế Mỹ.
Chương 11 của Bộ luật Mỹ là một cách để doanh nghiệp có thể vừa trả nợ vừa thực hiện kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp.
Bà Stacey Vanek Smith của trang Planet Money cho hay phá sản là một trong những việc mà Mỹ làm đúng trong giai đoạn này. “Ở Mỹ, chúng ta thật sự rất giỏi trong việc phá sản và điều này thật sự là một vũ khí bí mật của nền kinh tế chúng ta”, bà Stacey cho biết.
Trên thực tế, bà Stacey cũng chỉ ra rằng Chương 11 thật sự rất hấp dẫn về mặt kinh tế, đến nỗi các quốc gia khác ở châu Âu cũng đang áp dụng quy trình tương tự trong những năm gần đây.
Sử dụng Chương 11 về phá sản, các doanh nghiệp được giảm lãi suất và kéo dài thời gian trả nợ. Mặt khác, các chủ nợ có cơ hội nhận lại số tiền mình đã cho mượn, hoặc là được trả số tiền cao hơn khoản họ đã cho vay nếu công ty giải thể. Nói cách khác, đây là việc đôi bên cùng có lợi.
Ngân hàng Lehman Brothers trong ngày phá sản, 15.9.2008 - Ảnh: Reuters
Dù vậy, không thể nói đây là một việc làm dễ dàng. Phá sản không đơn thuần là cơ hội sống còn cho một doanh nghiệp hoặc là khả năng để một công ty đang mắc nợ tiếp tục được kinh doanh bình thường. Việc ban hành kế hoạch tái cấu trúc được đưa ra với sự giám sát của các chủ nợ lớn nhất của doanh nghiệp. Kế hoạch này phải được chấp thuận bởi tòa án giải quyết phá sản.
Một khi kế hoạch được thông qua, rất nhiều giao dịch kinh doanh bình thường trước đây cũng phải cần sự phê duyệt của tòa án. Đơn cử, hãng Queen City phải xin phép tòa án trong việc đổ xăng cho xe tải giao hàng. Roddey đã sa thải 135 nhân viên và đóng cửa 13/17 cửa hàng.
Ngược lại, mảng sáng của câu chuyện là sau một năm rưỡi phá sản, Roddey và công ty trang thiết bị Queen City đã trở lại, mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề đáng nói trong câu chuyện trước đó.
Chương 11 tất nhiên không phải là một phép màu và việc ban hành Chương 11 không phải là giải pháp cuối cùng để giữ chân tất cả doanh nghiệp.
Trường hợp được nhiều người biết đến là của Lehman Brothers. Ngân hàng đầu tư này đã đệ đơn xin phá sản theo Chương 11 của Bộ luật Mỹ vào năm 2008 với khoản nợ 613 tỉ USD. Từ đó, nhà băng này hoàn toàn biến mất.
Nhìn chung, phá sản có thể được xem như là một cách để tránh các khoản nợ hơn là nỗ lực để doanh nghiệp trụ lại thương trường.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.