Trước trận gặp đội Thái Lan ở chung kết lượt đi AFF Cup 2022, tuyển Việt Nam có thống kê ấn tượng khi được đá trên sân Mỹ Đình, khi thầy trò HLV Park Hang-seo toàn thắng 7 trận, chỉ 1 lần để lọt lưới và chưa từng bị dẫn bàn.
Tuy nhiên, thầy Park từng nhiều lần khẳng định những con số trong quá khứ chỉ mang tính tham khảo, bởi các đội tuyển luôn thay đổi từng ngày. Tuyển Việt Nam tiến bộ, đội Thái Lan cũng không đứng yên.
Tuyển Việt Nam có trận đấu khó khăn |
ĐỘC LẬP |
HLV Park Hang-seo chỉ có 1 thay đổi ở đội hình chính, đó là cất Thành Chung để nhường chỗ cho Duy Mạnh. Thay 1 trung vệ thực chất không ảnh hưởng nhiều đến cách triển khai lối chơi. Minh chứng ở trận này, tuyển Việt Nam đá 3-5-2 khi tấn công và 5-4-1 khi phòng ngự, về cơ bản không khác so với trận lượt về gặp đội Indonesia.
Dù vậy, HLV Mano Polking có lựa chọn khác. Cặp tiền đạo cánh Ekanit Panya và Bordin Phala ngồi dự bị, Teerasil Dangda ngồi ngoài do chấn thương, nhường chỗ cho tiền đạo trẻ Poramet Ajvirai.
HLV Polking thể hiện rõ ý đồ muốn kiểm soát thế trận với 5 tiền vệ ở giữa sân, kết hợp với 2 hậu vệ cánh để tạo thành các khối tam giác, tứ giác triển khai tấn công. Trong hiệp 1, ý đồ của HLV Polking không thành công.
Tiến Linh giúp tuyển Việt Nam dẫn trước |
ĐỘC LẬP |
Bởi dù bố trí nhân sự đông đảo ở tuyến giữa, thực chất tâm điểm ở khâu triển khai bóng của đội Thái Lan vẫn là Theerathon Bunmathan (4 kiến tạo từ đầu giải) và Sarach Yooyen. Khi Hoàng Đức, Hùng Dũng và Tuấn Hải theo người rất chặt để khóa 2 ngòi nổ này, đội Thái Lan trở nên thiếu ý tưởng tấn công. Cơ hội nguy hiểm nhất của đội khách trong hiệp 1 là cú sút phạt dội xà của Theerathon, vốn đến từ nỗ lực cá nhân.
Dù vậy, đội Thái Lan chưa bao giờ là đối thủ dễ đối phó. Với dàn cầu thủ đồng đều về kỹ chiến thuật cùng lối chơi gắn kết, chỉ 1, 2 thay đổi là đủ để "Voi chiến" tạo khác biệt.
Pha kiến tạo ở phút 48 của Theerathon cho thấy rõ cách chơi của đội Thái Lan. Hậu vệ mang áo số 3 lùi về hàng thủ, quan sát rồi tung đường chuyền vượt tuyến để Poramet băng lên ghi bàn.
Pha phất bóng từ phần sân nhà cho thấy đẳng cấp của cầu thủ từng vô địch ở giải Nhật Bản, nhưng đây cũng là tình huống đội Thái Lan đã dàn xếp rất kỹ lưỡng.
Ông Park |
ĐỘC LẬP |
Ông Polking |
ĐỘC LẬP |
Tuấn Hải chưa thể hiện được vai trò |
ĐỘC LẬp |
Sử dụng những đường chuyền vượt tuyến rồi phá vỡ cự ly phòng ngự giăng ngang của tuyển Việt Nam là bài đánh Thái Lan làm không dưới 1 lần trong hiệp 1 nhưng không thành công. Và khi người chuyền bóng là Theerathon với nhãn quan tốt, lưới của Văn Lâm đã rung lên.
Bàn thứ hai của đội Thái Lan, cũng xuất phát từ pha chọc khe của Theerathon, cũng đến sau pha dàn đội hình bắt việt vị lỗi, chỉ khác ở người dứt điểm lần này là Peeradol Chamrasamee. Khác với những bại tướng trước đó của tuyển Việt Nam ở AFF Cup, đội Thái Lan ở đẳng cấp cao hơn.
Các học trò của HLV Polking không hề thay đổi nền tảng kiểm soát bóng quen thuộc, vẫn giữ được nhịp thi đấu ổn định rồi kiên trì dùng những đường chuyền ngắn và trung bình để khoan phá hàng hậu vệ đối thủ. Nếu Văn Lâm không cứu thua phút cuối cùng, tuyển Việt Nam đã tay trắng rời sân.
Đội Thái Lan cho thấy bản lĩnh |
ĐỘC LẬP |
Sự kiên trì của đội Thái Lan khác hẳn Malaysia hay Indonesia. Khi đối thủ giữ được cách chơi ổn định và có bàn gỡ, sự bối rối lúc này chuyển sang cho tuyển Việt Nam. Rõ ràng dù thiếu rất nhiều ngôi sao tấn công như Chanathip Songkrasin, Thanawat Seungchitthawon, Supachok Sarachat hay Suphanat Muenta, nhưng đội Thái Lan vẫn rất đẳng cấp.
Đó là đẳng cấp đến từ triết lý kiểm soát nhuần nhuyễn và tâm lý ổn định của đội Thái Lan. Nếu đối thủ giữ được nhịp chơi mạch lạc và cường độ đồng đều, tuyển Việt Nam đã mất nhịp độ thi đấu ở quãng thời gian 15 phút đầu hiệp 2. Đây là bài học mà thầy trò ông Park cần ghi nhớ nếu muốn đánh bại đối thủ ở chung kết lượt về AFF Cup 2022.
Bình luận (0)