Dạy con thành người tử tế, khó không?

09/11/2017 22:48 GMT+7

Trẻ cần người lớn giúp để trở thành người tử tế ngay từ giai đoạn thơ ấu. Vậy muốn dạy con thành người tử tế, cha mẹ cần phải làm gì?

Dạy con kiểm soát cảm xúc
Tức giận, buồn bã, thất vọng đều có thể ảnh hưởng tới mỗi đứa trẻ ở mức độ nghiêm trọng giống như với người trưởng thành. Và nhiệm vụ của cha mẹ là dạy trẻ những bài học về cách đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, đồng thời nói cho trẻ biết rằng không nên lãng phí quá nhiều năng lượng vào những chuyện không hay đó. Cụ thể, khi trẻ đang trong trạng thái bình tĩnh, hãy dạy trẻ mẹo nhỏ: đầu tiên hít sâu bằng mũi, sau đó thở ra bằng miệng, và đếm đến 5. Khi con nổi giận vì chuyện gì đó hãy nhắc lại cho con 3 bước này và cùng con thực hiện. Hình thành thói quen này theo thời gian, con sẽ biết cách kiềm chế cảm xúc của mình.
Quan tâm tới người khác
Các bậc cha mẹ thường quan tâm tới niềm vui và thành tích của con cái hơn là việc bọn trẻ có biết quan tâm tới người khác hay không. Nhưng trẻ em cần học cách cân bằng nhu cầu của bản thân và nhu cầu của người khác, cho dù đó chỉ là việc chuyền quả bóng cho đồng đội hay quyết định lên tiếng bênh vực một người bạn bị bắt nạt.
Cha mẹ cần nói cho trẻ biết rằng quan tâm tới người khác nên là ưu tiên hàng đầu. Phụ huynh cần đặt ra những kỳ vọng cao về mặt đạo đức, ví dụ như yêu cầu trẻ thực hiện những cam kết, lời hứa của mình cho dù điều đó có thể làm trẻ không vui...
Biết giúp kẻ yếu
Việc trẻ có khả năng đồng cảm không chỉ với người thân, bạn bè, mà còn với cả những người cần sự giúp đỡ cũng không kém phần quan trọng. Hãy đề nghị con tưởng tượng ra cảnh: con là người mới vừa gia nhập vào một tập thể nào đó, nhưng một số bạn lại không chào đón con. Cảm giác của con lúc đó như thế nào? Nếu con hiểu được cảm giác này, con sẽ cảm nhận được sự đồng cảm, chia sẻ với người khác có ý nghĩa như thế nào? Hoặc khi gặp trường hợp thương tâm hay bất hạnh nào đó, hãy hỏi con nên làm thế nào? Có thể cha mẹ sẽ phải thể hiện trước để làm gương cho con noi theo.
Dạy con biết ơn
Hãy để con biết rằng không bao giờ cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận với ai đó rằng mình biết ơn điều gì đó. Luôn khuyến khích trẻ nói cảm ơn bất cứ khi nào có thể.
Theo Bright Side, nhiều nghiên cứu cho thấy những người có thói quen thể hiện lòng biết ơn có xu hướng hữu ích hơn, hào phóng hơn, nhân từ hơn và rộng lượng hơn - và họ cũng là những người hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.
Cha mẹ nên tránh thưởng cho trẻ mỗi khi trẻ làm bất kỳ việc tốt gì như lau bàn ăn, mà nên khuyến khích trẻ làm việc nhà cùng với các anh chị em hay bạn hàng xóm. Chỉ thưởng khi trẻ làm những việc thực sự đặc biệt.

tin liên quan

Bí quyết dạy trẻ sống có trách nhiệm
Không ít đứa trẻ nghĩ rằng, thế giới phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho chúng. Và hệ lụy là một đứa trẻ vô trách nhiệm với bản thân khi lớn lên khó có thể trở thành người có ích cho xã hội.  
Giúp con hiểu điều gì làm nên hành vi tốt
Để dạy được con điều này, cha mẹ hãy chú ý quan sát: con cư xử có lễ phép không? Có giữ lời hứa không? Con ứng xử như thế nào với bạn bè hay với những người làm còn thất vọng? Đừng quên trẻ nhìn vào ai để bắt chước.
Dành nhiều thời gian cho con
Đừng để những cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái xoay xung quanh chủ đề hình phạt và các nguyên tắc. Hãy cố gắng xây dựng một mối quan hệ tin cậy với con bằng cách chơi với trẻ, dành thời gian cho con, và đừng bao giờ quên thể hiện cho con biết bạn yêu con nhiều như thế nào. Tất cả những điều đó sẽ giúp trẻ trở thành một người chân thành, tử tế, biết chia sẻ những cảm xúc với người xung quanh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.