Dạy học gắn với di sản văn hóa địa phương

24/11/2021 07:10 GMT+7

Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, là tài sản vô cùng quý giá của cộng đồng các dân tộc trong suốt bề dày lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc.

Trong năm học 2021 - 2022, chương trình giáo dục phổ thông 2018 có môn học mới là giáo dục địa phương bên cạnh môn lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên, hoạt động trải nghiệm.

Học sinh tham quan trải nghiệm Tháp Bà Ponagar

n.v.l

Môn giáo dục địa phương bao gồm các nội dung về ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, mỹ thuật… của địa phương được đưa vào kế hoạch giáo dục, với 35 tiết/35 tuần. Riêng phần lịch sử là 6 tiết/năm được thiết kế dạy trong bối cảnh cả nước tổ chức kỷ niệm 76 năm ngày di sản văn hóa Việt Nam (23.11.1945 - 23.11.2021).

Tại Khánh Hòa, đây là dịp các thầy cô giúp học sinh tìm thêm hiểu sâu hơn về những giá trị của di sản văn hóa trên địa phương.

Khánh Hòa có nhiều di tích được công nhận cấp quốc gia: Tháp Bà Ponagar, một quần thể kiến trúc đền tháp Chăm được xây dựng từ thế kỷ VIII (Nha Trang); Diên Khánh có 5 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia: Thành cổ Diên Khánh, đền thờ Trần Quý Cáp, miếu thờ Trịnh Phong, am Chúa, Văn miếu Diên Khánh.

Khi dạy về lịch sử địa phương, nhà trường tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm tại các di tích để có cái nhìn thực tế. Đây là phương pháp dạy học thực tế gắn với di tích địa phương hiệu quả nhất mà các trường ở Khánh Hòa đã thực hiện trong nhiều năm qua. Học sinh rất hứng thú khi học thực tế ở các di tích này vì “trăm nghe không bằng một thấy”.

Việc tổ chức tiết học trải nghiệm thực tế không còn là mới, nhưng một số trường đã sáng tạo khi chuyển vai trò hướng dẫn viên giới thiệu về di tích, danh lam cho học sinh thực hiện. Hoặc sau khi trải nghiệm các em viết lại cảm nghĩ, vẽ lại những bức tranh thể hiện cảm nhận về di sản. Đó được xem là những sản phẩm để thầy cô nhận xét, đánh giá rất chân thực.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.