Đẩy mạnh tinh thần sáng tạo trong thanh niên

11/05/2017 10:35 GMT+7

Qua nhiều năm làm công tác Đoàn và trực tiếp giảng dạy, tôi thấy rằng hiện tại sinh viên tìm đến nghiên cứu khoa học là theo nhu cầu, đam mê và sự chủ động từ cá nhân, khuyến khích của mỗi trường đại học.

Thành lập quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học
Qua nhiều năm làm công tác Đoàn và trực tiếp giảng dạy, tôi thấy rằng hiện tại sinh viên tìm đến nghiên cứu khoa học là theo nhu cầu, đam mê và sự chủ động từ cá nhân, khuyến khích của mỗi trường đại học. Sự tham gia vào cuộc của Đoàn là chưa nhiều, chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền, vận động thanh niên sáng tạo mà chưa có cơ chế, công cụ hỗ trợ cần thiết để khích lệ thanh niên, sinh viên sáng tạo. Trong khi thực tế, Đoàn có thể tham gia sâu câu chuyện này theo nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Trước tiên, Đoàn phải coi trọng sáng tạo đi liền với ứng dụng, tránh lãng phí nguồn lực, chất xám; nhưng để đưa vào ứng dụng cần có nguồn tài chính hỗ trợ. Đoàn có thể đứng ra vận động xã hội hóa, ủng hộ từ các doanh nghiệp… hình thành một quỹ hỗ trợ thanh niên, sinh viên sáng tạo. Ở các trường đại học, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ sống còn, nhưng nguồn kinh phí chủ yếu được cấp cho giảng viên. Ở VN, đến nay chỉ có Trường ĐH Cần Thơ là có quỹ hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học, còn lại gần như không có nguồn nào hỗ trợ. Sinh viên rất khó kết nối, vận động từ bên ngoài để tìm vốn cho hoạt động nghiên cứu khoa học của mình. T.Ư Đoàn với vai trò là cầu nối nên đứng ra để gây dựng quỹ hỗ trợ bằng cách vận động xã hội hóa, ủng hộ từ các doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Bên cạnh quỹ này, cần có đội ngũ quản lý, chuyên gia, đại diện các nhà khoa học, thậm chí cả doanh nghiệp, để xem xét, đánh giá về mặt ý tưởng, sản phẩm trước khi đưa ra quyết định hỗ trợ kinh phí.
Nếu muốn đẩy mạnh và lan tỏa tinh thần sáng tạo trong thanh niên, Đoàn không chỉ làm công tác tuyên dương, khen thưởng mà còn cần thêm những hỗ trợ thiết thực cụ thể, bằng cách hỗ trợ, kết nối đưa sản phẩm sáng tạo ứng dụng vào đời sống. Đó cũng là mong muốn lớn nhất của mỗi cá nhân có công trình, sản phẩm sáng tạo.
Tiến sĩ Trương Ngọc Kiểm (Bí thư Đoàn thanh niên ĐH Quốc gia Hà Nội)
P.Hậu (ghi)
Cần trang bị kiến thức về khởi nghiệp
Bản thân đã xem hướng dẫn góp ý văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần này, tôi có một số ý kiến đóng góp như sau: Khẩu hiệu của đại hội là "Tiên phong - Gương mẫu - Đoàn kết - Sáng tạo" nhưng theo tôi, để từ “Đổi mới” trước từ "Sáng tạo" hoặc thêm từ đó vào thành: “Tiên phong - Gương mẫu - Đoàn kết - Đổi mới - Sáng tạo".
Về chương trình đồng hành với thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp, tôi thấy bạn trẻ băn khoăn và trăn trở về vấn đề này rất nhiều... Hiện tại, các tổ chức Đoàn khuyến khích bạn trẻ phải khởi nghiệp, tuy nhiên vẫn chỉ giống như phong trào chứ chưa đi vào thực chất. Vẫn còn thiếu việc trang bị cho các bạn những kiến thức cần thiết để biết thế nào là khởi nghiệp, lập nghiệp... Chưa nói đến việc tiếp cận nguồn vốn rất khó.
Nguyễn Văn Tài (Bí thư Đoàn, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM)
Mỹ Quyên (ghi)

tin liên quan

Giúp thanh niên khởi nghiệp
Rất nhiều ý kiến cho rằng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 11 cần đề ra những quyết sách hỗ trợ đoàn viên, thanh niên phát triển đồng thời đẩy mạnh các hoạt động giúp thanh niên khởi nghiệp...

Cần quan tâm hơn đến giải quyết việc làm cho thanh niên
Một vấn đề rất căn cơ hiện nay là tình trạng hơn 200.000 cử nhân và thạc sĩ chưa có việc làm sau tốt nghiệp. Con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Vậy, tôi cho rằng Đoàn cần đặt mục tiêu cụ thể và giải pháp hiệu quả trong giải quyết việc làm cho thanh niên, góp phần giảm tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao như hiện nay.
Minh Quang (Thủ Đức, TP.HCM)
Hà Ánh (ghi)
Phát huy tính chuyên môn trong hoạt động tình nguyện
Đoàn phải không ngừng đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động; tìm ra căn bản, giá trị cốt lõi của vấn đề để có những chương trình, giải pháp phù hợp với từng đối tượng. Phải làm sao cho sinh viên tự thân thích thú với hoạt động tình nguyện, nhận thức được giá trị mình nhận được khi tham gia và xác định đúng giá trị của người thụ hưởng công việc mình làm.
Bên cạnh đó, cần phải có giải pháp phát huy tính chuyên môn trong hoạt động tình nguyện của sinh viên. Một sinh viên ngành kỹ thuật sinh học không thể mãi vác từng viên gạch xây nhà, một bác sĩ đa khoa tương lai không thể suốt ngày ra đường đi quét rác, đào mương được. Cần phải hướng hoạt động tình nguyện của sinh viên gắn với chuyên ngành học, qua đó sinh viên sẽ được đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, người thụ hưởng cũng nhận được những phần quà giá trị với hàm lượng chất xám cao.
Vũ Nguyễn Minh Trí (Phó chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sài Gòn)
Lê Thanh (ghi)

tin liên quan

Đứng dậy từ vùng 'biển chết'
Không cam lòng nhìn những ngôi làng ven biển dần 'héo hon' bởi sự cố môi trường và nghe những lời ta thán của ngư dân rằng: 'biển chết, lấy gì để sống?', nhiều bạn trẻ ở Quảng Trị đã tự vạch lối đi, tìm sinh kế cho bản thân và giúp hồi sinh vùng biển quê mình. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.