Theo tìm hiểu của chúng tôi, một trong những nguyên nhân dẫn đến “bệnh thành tích” trong đào tạo nghề nông thôn là do áp lực từ chỉ tiêu đào tạo của cấp trên giao về các địa phương. Trong khi đó, hầu hết các địa phương, nhất là ở ĐBSCL, đều gặp khó trong việc vận động người dân đi học và giải quyết việc làm sau khóa học.
|
Trao đổi với PV Thanh Niên về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền, cho rằng: “Qua nhiều nguồn thông tin, chúng tôi biết có một số nơi vẫn còn chạy theo số lượng. Điều quan trọng nhất là đào tạo nghề phải đi đôi với nhu cầu thực tế của từng địa phương chứ không phải đào tạo được bao nhiêu”.
Năm 2013, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tổ chức hội nghị ở các khu vực lấy ý kiến địa phương chỉnh sửa, hoàn thiện một số chính sách để thực hiện tốt hơn công tác đào tạo nghề nông thôn. Trong đó có một số chính sách đối với hộ cận nghèo, mức hỗ trợ học nghề, cho vay vốn học nghề, giải quyết việc làm…
Đình Tuyển
>> Lãng phí dạy nghề ở nông thôn
>> An Giang dạy nghề cho lao động nông thôn
>> Dạy nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên
>> Dạy nghề tóc và thẩm mỹ
>> Xuân đến sớm ở trung tâm giáo dục dạy nghề
>> Lãng phí dạy nghề ở nông thôn
>> Dạy nghề miễn phí cho thanh niên khó khăn
>> Nhiều tổ chức quốc tế đầu tư dự án dạy nghề
Bình luận (0)