ĐBQH phải có quyền chất vấn không hạn chế

10/10/2015 07:40 GMT+7

Đó là đề nghị của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) tại cuộc tọa đàm hôm qua (9.10) về dự án luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Đó là đề nghị của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) tại cuộc tọa đàm hôm qua (9.10) về dự án luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

ĐB Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: Ngọc ThắngĐB Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: Ngọc Thắng
Nêu ra tình trạng ở một số địa phương khi xảy ra các vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phòng như cho nước ngoài thuê đất, thuê rừng hay san lấp sông ngòi làm ảnh hưởng đến môi trường... thì hầu như các ĐBQH, đoàn ĐBQH ở địa phương đó lại “im thin thít” dù báo chí đưa tràn ngập.
Từ thực tế này, ông Trương Trọng Nghĩa đề nghị cần có quy định ĐBQH là đại biểu của cả nước phải có quyền chất vấn bất kỳ chính quyền địa phương nào và địa phương đó phải trả lời.
Theo ĐB Lê Nam (Thanh Hóa), đã là ĐBQH mà không tham gia hoạt động giám sát thì coi như ĐB không tồn tại. Nhưng điều này chỉ đúng với ĐB chuyên trách, còn ĐB kiêm nhiệm do phải làm công việc của họ nên giám sát rất khó. ĐB Nam cũng cho rằng nguyên nhân gốc rễ của tình trạng giám sát không hiệu quả là do bộ máy, năng lực và điều kiện chứ không hoàn toàn phải do luật chưa đầy đủ.
Thảo luận về vấn đề này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng đề nghị quy định rõ cơ chế biểu quyết đối với kết quả giám sát. Điều này theo ông Hùng để nhằm hạn chế tình trạng người đứng đầu có thể tác động đến kết quả giám sát. Ví dụ dẫn chứng được ông Hùng đưa ra là phản ánh từ một đoàn ĐBQH ở địa phương cho biết sau một cuộc giám sát, trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đó đã sửa lại và thay đổi toàn bộ nội dung dự thảo kết quả giám sát dù bản thân không tham gia đoàn giám sát.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.