Tranh cãi gay gắt dự luật ghi âm, ghi hình khi hỏi cung

05/10/2015 19:00 GMT+7

(TNO) Quy định buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung là chưa phù hợp với thực tiễn và khả năng của Việt Nam hiện nay. Bởi hoạt động hỏi cung diễn ra ở nhiều nơi chưa kể vùng sâu vùng xa, điều kiện cơ sở vật chất của CQĐT không đủ đáp ứng, ông Nguyễn Hữu Muôn, Phó Chánh án TAND Q.2, TP.HCM, nói.

(TNO) Quy định buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung là chưa phù hợp với thực tiễn và khả năng của Việt Nam hiện nay. Bởi hoạt động hỏi cung diễn ra ở nhiều nơi chưa kể vùng sâu vùng xa, điều kiện cơ sở vật chất của CQĐT không đủ đáp ứng, ông Nguyễn Hữu Muôn, Phó Chánh án TAND Q.2, TP.HCM, nói.

Toàn cảnh hội thảo Góp ý dự án BLTTHS (sửa đổi) - Ảnh: Ngọc LêToàn cảnh hội thảo Góp ý dự án BLTTHS (sửa đổi) - Ảnh: Ngọc Lê
Theo dự thảo bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) lần này, việc ghi âm, ghi hình trong hoạt động hỏi cung là cần thiết để vừa đảm bảo minh bạch quá trình hỏi cung, vừa bảo vệ bị can, chống bức cung nhục hình. Tuy nhiên, trong buổi thảo luận, góp ý cho dự thảo bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) do Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM tổ chức hôm nay 5.10, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng việc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can không phù hợp với thực tiễn và khả năng của Việt Nam hiện nay.
Theo đó, ĐBQH Nguyễn Hữu Muôn (Phó Chánh án TAND Q.2, TP.HCM) đánh giá, quy định buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can là chưa phù hợp với thực tiễn và khả năng của Việt Nam hiện nay. Bởi hoạt động hỏi cung diễn ra ở nhiều nơi chưa kể vùng sâu vùng xa, điều kiện cơ sở vật chất của CQĐT không đủ đáp ứng.
“Đã quy định thành luật thì phải thực hiện áp dụng đồng bộ, không thể nơi này áp dụng mà nơi khác không áp dụng. Chỉ nên khuyến khích cơ quan tố tụng trang bị máy ghi âm, ghi hình để giúp cho quá trình điều tra minh bạch, chống bức cung nhục hình”, ông Muôn nói.
Đồng tình với quan điểm trên, ĐBQH Phạm Thành Long (Công an TP.HCM) phân tích, đây là biện pháp kĩ thuật nhằm góp phần chống bức cung, nhục hình, đảm bảo yêu cầu giải quyết khách quan vụ án. Nếu đây là thủ tục bắt buộc trong tố tụng hình sự để ghi nhận là chứng cứ vụ án và do CQĐT tiến hành thì cùng với việc lập biên bản và sau khi hỏi cung xong, điều tra viên phải đọc lại cho bị can nghe, phát lại băng ghi âm, ghi hình từ đầu đến cuối để bị can xác nhận lời khai  và ký vào biên bản. Như vậy, trong trường hợp vụ án phải hỏi cung nhiều lần mà khi nào cũng ghi âm ghi hình thì không khả thi vì mất quá nhiều thời gian.
ĐB Long cho rằng, chỉ nên áp dụng ghi âm ghi hình trong trường hợp bị can phạm vào tội có khung hình phạt từ chung thân, tử hình, bị can đó có đơn kêu oan và chỉ thực hiện ở bản cung đầu tiên và bản hỏi cung tổng hợp.
Trái ngược với những quan điểm trên, ĐBQH Nguyễn Văn Tùng (Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự thuộc Viện KSND cấp cao tại TP.HCM) cho rằng, quy định buộc ghi âm, ghi hình trong hỏi cung của bị can là chế định hay, có thể giúp kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra các vụ án hình sự có đủ quyền để tham gia trong suốt quá trình điều tra. Ngoài ra, góp phần chống bức cung, nhục hình.
ĐBQH Phạm Thị Ngọc Diệu (Phó chủ tịch UBND Q.Bình Tân) cũng thống nhất chế định trong quá trình hỏi cung phải được ghi âm ghi hình nhằm tránh oan sai.
Cũng trong buổi hội thảo này, ĐBQH Nguyễn Văn Tùng cho rằng, cần sửa bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có "quyền im lặng" bởi phù hợp với yêu cầu mới của Hiến pháp, đảm pháp, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.