Thận trọng với tăm bông. Tai ngoài có cấu tạo thuận lợi cho việc vệ sinh. Tăm bông mà bạn thường sử dụng không làm sạch tai mà chỉ đẩy ráy tai sâu hơn vào bên trong. Cách tốt nhất là sử dụng nước và xà phòng. Bản thân tai sẽ đẩy chất bẩn ra ngoài.
Đừng lo màu ráy tai. Màu sắc của ráy tai có thể khác nhau ở mỗi người. Nó có thể mềm hoặc cứng, màu cam hoặc nâu. Tuy nhiên, nếu nó có màu xanh và đặc, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai và cần được chữa trị cấp kỳ.
|
Không cào tai khi bị ngứa. Ngứa tai có thể là do bệnh eczema hoặc bệnh vảy nến gây ra. Hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị.
Cẩn thận khi bị đau tai. Đau tai xuất hiện không chỉ do tai bạn có vấn đề, mà có thể vì bạn bị đau cổ họng, cổ hoặc khớp xương. Tốt nhất là nên nhờ bác sĩ giúp đỡ.
Chú ý thính lực giảm bất thường. Thính lực của bạn có thể suy giảm do tuổi tác. Tuy nhiên, nếu tuổi tác không phải là nguyên nhân gây khó khăn cho việc nghe của bạn, cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Mất thính lực bất ngờ có thể do các tế bào lông bị thương tổn.
Tránh nghe nhạc quá lớn. Nghe nhạc quá lớn và trong thời gian dài có thể gây thương tổn tế bào lông. Hậu quả là thính lực của bạn cuối cùng sẽ bị suy giảm.
Không nên xem nhẹ việc ù tai. Những tiếng o o khó chịu trong tai có thể là tác động của tình trạng huyết áp cao, mất thính lực, bệnh tai giữa hay khối u mạch máu và thần kinh.
Cẩn thận khi đi bơi. Nên tránh bơi khi nước hồ không được trong vì nó có thể khiến tai bạn bị nhiễm trùng. Và cũng không nên thả mình xuống hồ khi bạn bị nhiễm trùng tai ngoài.
Ngoài ra, những người được xem là có nguy cơ bị các vấn đề liên quan đến tai và thính lực nếu gặp phải tình trạng như dưới đây:
- Có tiền sử gia đình bị mất thính lực.
- Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn tại nhà và công sở.
- Mắc bệnh “kinh niên” về mũi (viêm mũi dị ứng, viêm xoang, bướu trong mũi...).
- Mắc bệnh tiểu đường (những người bị bệnh này dễ nhiễm trùng tai).
Quyên Quân
(Tổng hợp)
Bình luận (0)