• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Để con vượt qua nghịch cảnh

03/08/2016 05:19 GMT+7

Hiện nay, chỉ số vượt khó hay vượt qua nghịch cảnh - AQ (Adversity Quotient) được nhắc nhiều trong các chương trình giáo dục nhân cách cho trẻ em. Bên cạnh các chỉ số IQ - trí thông minh, EQ - thông minh cảm xúc, SQ - thông minh xã hội, CQ – thông minh sáng tạo... thì AQ giữ vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của một con người.

Bài: Kim Ngọc

 

1

 

Người vượt khó, kẻ “vượt giàu”

“Học sinh nghèo vượt khó” là cụm từ đã quen thuộc với mọi người. Đó là những trẻ em lớn lên trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, gia đình đơn chiếc hay trẻ mồ côi nhưng vẫn học giỏi, có ý chí vươn lên. Nhóm trẻ em này được nhà trường và xã hội tôn vinh và góp sức nâng đỡ bằng các phần thưởng, quà tặng hay học bổng. Cụm từ “vượt giàu” chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây nhằm chỉ các trẻ em lớn lên trong các gia đình có kinh tế ổn định. Để thực sự thành công, có thành tựu trong cuộc đời của mình, chúng phải tự mình vượt lên “hoàn cảnh” giàu có, đầy đủ mà gia đình đã tạo ra để khẳng định tài năng riêng, tạo dựng được sự nghiệp bằng chính sức mình.

 

Những “thách thức” với trẻ nhà giàu

Trong thực tế, các bạn trẻ này càng muốn thoát ra để trưởng thành thì cha mẹ và gia đình càng ra sức kéo chúng trở lại quỹ đạo mà họ đã thiết lập. Những điều kiện tưởng như lý tưởng để một con người thành công và hạnh phúc lại trở thành những “thách thức” với chúng. Đó là:

 

Miễn là con thích! 

Không phải gia đình nào cũng chiều con vô điều kiện, nhưng những thử thách nho nhỏ mà họ đặt ra để khuyến khích con có được cái con muốn phần lớn đến từ thành tích học tập. Con thích máy tính ư? Đưa kết quả thi học kỳ về đây! Con thích xe máy à? Đậu Đại học A nhé. Khi kinh tế gia đình quá đầy đủ, trẻ không cần phải “động não” nghĩ xem làm thế nào cha mẹ có được khoản tiền để mua cái món “quà tặng” ấy. Trẻ cũng chẳng phải động tay động chân để “kiếm tiền” mua được cái món chúng thích. Từ đây trẻ có tâm lý ỷ lại, sống an nhàn không cần phấn đấu nỗ lực gì mà chỉ cần học cho thật giỏi.

 

3

 

Không cần con đi làm thêm

Làm thêm đối với học sinh, sinh viên ở nước ngoài là chuyện bình thường, với xã hội Việt Nam, dường như quan niệm chỉ “con nhà nghèo” mới đi làm thêm đã ăn sâu. Nhiều phụ huynh nhất quyết không cho con đi làm thêm với nhiều lý do: con gái đi về đêm hôm nguy hiểm, xao nhãng chuyện học hành, làm thêm chẳng được bao nhiêu tiền... Làm thêm thực ra là cơ hội lớn để các bạn trẻ được trưởng thành bên ngoài gia đình. Trẻ học được về mối tương quan của con người với xã hội, học từ cách ứng xử cũng như cách làm việc của người khác. Đã có không ít người trẻ khởi nghiệp thành công từ những ý tưởng nảy ra trong quá trình họ đi làm thêm thời sinh viên, học sinh.

 

Không cần con làm việc nhà

Một thế hệ học sinh sinh viên học giỏi, thành tích cao nhưng rời cha mẹ ra thì vẫn mua cơm hộp hay gọi pizza, bánh mì kẹp,... về tận phòng. Bởi vì từ nhỏ, khi đứa trẻ háo hức, trầm trồ nhìn mẹ tay làm cá tay xào rau, nó ngỏ ý muốn tham gia thì bị bà mẹ quát “Lên nhà học bài cho mẹ” hay "Xớ rớ đứt tay, vỡ bát bây giờ!" Lúc nhỏ không làm, đến khi lớn trẻ mới thử thì tay chân lóng ngóng, vụng về lại làm “ngứa mắt” cha mẹ. Thế là, thay vì động viên khuyến khích, cha mẹ làm thay con cho nhanh,... Lâu ngày, các bạn trẻ mặc định việc nhà là của người khác. Bữa ăn đã có người lo. Lớn lên, làm sao chúng biết chọn lựa ăn gì, nấu thế nào để vừa ngon, vừa đổi bữa lại vừa an toàn, tốt cho sức khỏe?

 

Bệnh do ngồi nhiều

Ngồi nhiều, lười vận động, nhìn các thiết bị số trong thời gian dài khiến nhiều trẻ sớm mắc các bệnh liên quan đến cột sống và mắt. Ở các phòng tập yoga mùa hè, không ít những học sinh cấp II, cấp III phải dành cả mùa hè để “chỉnh” lại khung xương bởi chứng gù vai, vẹo lưng. Nhiều phụ huynh quá lo lắng về môi trường sống xung quanh, sợ con kết giao với bạn xấu nên không dám cho con tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm... nên chỉ khuyến khích con chơi ở nhà. Từ đây, dẫn đến hàng loạt các chừng ghiền khó bỏ: game online, tivi, Ipad... Trong thực tế, lao động tay chân như làm việc nhà, tập luyện các môn thể thao, tham gia ngoại khóa giúp sức khỏe và thể lực của trẻ em phát triển tốt, tạo sức bền để chúng học tập và làm việc sau này.

Từ vài “nỗi sợ” kể trên của phụ huynh có thể thấy chẳng phải cứ nhà giàu thì trẻ mới phải “vượt giàu”. Nếu cha mẹ có tâm lý che chở, bao bọc con quá mức thì chúng đã rơi vào hoàn cảnh phải buộc nỗ lực hơn rất nhiều trẻ khác để trưởng thành. Đừng tước mất của con những cơ hội học hỏi, lớn khôn theo cách mà chúng cần phải trải qua.

 

Top
Top