Chuyên đề: 40 năm hải chiến Hoàng Sa
|
Lá thư được soạn bằng tiếng Anh và tiếng Việt, do các trí thức trong nhóm nghiên cứu biển Đông tại Pháp và thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông đồng soạn thảo.
Trao đổi với Thanh Niên Online, tiến sĩ Lê Vĩnh Trương, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông - người tham gia soạn thảo lá thư, cho biết: “Sau khi lấy ý kiến từ cộng đồng, nhóm soạn thảo đang tiến hành lọc lại dữ liệu để đảm bảo không có người nào ký 2 lần, tránh thư rác… Thư bằng tiếng Việt, tiếng Anh cũng đã sẵn sàng, dự kiến chúng tôi sẽ gửi lên Liên Hiệp Quốc vào ngày 19.1.2014”.
Theo tiến sĩ Lê Vĩnh Trương, các hoạt động của thế giới hiện đại ngày càng đa dạng, phổ biến và ngày càng nhiều từ các nhóm dân sự. Hoạt động ký thư và gửi tới Liên Hiệp Quốc là một nỗ lực kết nối tất cả các công dân thế giới quan tâm đến công lý và hòa bình cũng như giải quyết các vấn đề giữa người với người, giữa các nước với nhau bằng các biện pháp duy lý và hòa bình. Thương thuyết, yêu cầu các cơ quan luật pháp quốc tế phân xử thay cho võ lực, không như các hành động Trung Quốc đã thực hiện đối với Việt Nam trong nhiều năm qua mà cụ thể là các biến cố Hoàng Sa, Trường Sa, xâm lăng biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979.
“Về tác động, lá thư này có thể thu hút sự quan tâm của Liên Hiệp Quốc. Quyền dân sự của một cộng đồng thế giới văn minh cần được lắng nghe và tôn trọng, bất luận quyền ấy được khởi xướng từ công dân của nước nhỏ hay lớn. Chúng tôi còn tin rằng việc Liên Hiệp Quốc quan tâm đến vấn đề này còn có thể có tác động kiềm chế và lên án những hành vi bạo lực vốn tiếp tục leo thang trong khu vực đối với các vấn đề biển đảo. Với lá thư này, chúng tôi mong mỏi trước sự hy sinh của tiền nhân đã khuất, người Việt khắp nơi có thể cùng làm một điều vì công lý của đất nước. Để công dân toàn thế giới biết tới Hoàng Sa là của Việt Nam”, tiến sĩ Lê Vĩnh Trương nhấn mạnh.
Cách thức tham gia ký tên được Quỹ Nghiên cứu Biển Đông công bố trên website của tổ chức này: www.seasfoundation.org
Káp Thành Long
>> Học sinh viết thư gửi chiến sĩ Trường Sa
>> Một ngư dân mất tích ở khu vực Trường Sa
>> Hơn 200 văn nghệ sĩ chúc xuân chiến sĩ Trường Sa
>> Tiếp tục ra mắt truyện tranh về Hoàng Sa - Trường Sa
>> Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử
>> Trường Sa mùa biển động: Nhà sư đi... biển
>> Việt kiều Áo ủng hộ kinh phí xây trường học tại Trường Sa
Bình luận (0)