Một số giải pháp cấp bách là tiếp tục triển khai thực hiện Công điện số 732/CĐ-TTG ngày 28.5.2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) xây dựng, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thi hành luật Thủy sản năm 2017; trình hoặc sửa ngay các quy định liên quan đến chống, đánh bắt bất hợp pháp trong thời gian chờ luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thi hành để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Ủy ban châu Âu (EC) về khai thác IUU (chương trình chống các hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý).
Bên cạnh đó trình Chính phủ phê chuẩn việc gia nhập Hiệp định đàn cá di cư của Liên Hiệp quốc, Hiệp định biện pháp các quốc gia có cảng của FAO; quy định về việc lắp đặt, quản lý và vận hành thiết bị đầu cuối của hệ thống giám sát tàu cá trên biển. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án Hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II để giám sát các tàu cá khai thác hải sản trên các vùng biển, chống khai thác IUU; quy định các cảng chỉ định cho phép tàu nước ngoài cập cảng, chuyển tải hàng thủy sản.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng là ngày 25 hằng tháng, công bố công khai danh sách tàu cá và chủ tàu vi phạm khai thác IUU, cập nhật danh sách tàu cá và chủ tàu vi phạm khai thác IUU, cập nhật danh sách tàu cá, chủ tàu và địa phương có tàu cá vi phạm đặc biệt sau thời điểm ngày 23.10.2017 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức lại hoạt động chứng nhận, xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác đảm bảo tính chính xác và kiểm tra chéo thông tin…
tin liên quan
EU 'rút thẻ vàng': Xuất khẩu thủy sản thiệt hại nghiêm trọngHoạt động xuất khẩu thủy sản của VN sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng với “thẻ vàng” mà EU vừa cảnh báo.
Bình luận (0)