Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là NLĐ đang làm việc trong doanh nghiệp (DN) tại khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) hoặc khu vực kinh tế trọng điểm; và NLĐ quay trở lại thị trường lao động làm việc trong DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tại KCN, KCX hoặc khu vực kinh tế trọng điểm.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, dự kiến có hơn 3,4 triệu lao động thụ hưởng từ chính sách này với tổng số tiền hỗ trợ khoảng 6.600 tỉ đồng từ ngân sách.
Khi ghi nhận thực tế ở một số đơn vị sử dụng NLĐ tại TP.HCM, tôi thấy một số đơn vị than thở về thủ tục hành chính khi dẫn lại một số gói hỗ trợ gần đây. Qua đó, họ bày tỏ kỳ vọng trình tự, thủ tục hồ sơ hưởng hỗ trợ sẽ được rút ngắn để tiền hỗ trợ có thể đến tay người thụ hưởng càng sớm càng tốt.
Gói hỗ trợ sẽ càng có giá trị nếu trao tay sớm cho NLĐ |
NGỌC DƯƠNG |
Tại hội nghị đối thoại giữa DN và chính quyền TP.HCM tổ chức ngày 31.3, nhiều đơn vị tiếp tục “kêu” gỡ vướng giấy tờ để NLĐ mắc Covid-19 được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội. Bởi lẽ, thực tế, nhiều trường hợp không được cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, hoặc giấy cấp lại sai thông tin thời gian nghỉ ốm... Vấn đề này, tuy được các cơ quan bàn luận, kiến nghị nửa năm nay, nhưng đến nay, mọi thứ vẫn còn đang... chờ đợi.
Theo Nghị quyết 76/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, một trong những quan điểm đáng chú ý là việc cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của người dân, DN; lấy người dân, DN làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, DN là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Có thể nói, ở góc độ chính sách an sinh, gói hỗ trợ sẽ càng có giá trị nếu được trao tay cho người cần ở đúng thời điểm. Việc đơn giản thủ tục hành chính, rút ngắn hồ sơ thủ tục sẽ giúp NLĐ ổn định cuộc sống, từ đó đảm bảo nhân lực chất lượng cho thị trường lao động.
Bình luận (0)