Đề môn sử hay

05/07/2016 07:30 GMT+7

Theo bà Vương Kim Trang, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM, đề thi môn lịch sử năm nay khá hay vì không ràng buộc TS về sự kiện lịch sử nhiều nhưng đã có sự phân hóa rất rõ. Kiến thức trong đề thi trải đều chứ không tập trung vào một giai đoạn nào.

Bà Trang đánh giá cao câu hỏi cuối nêu quan điểm của TS về tinh thần đoàn kết dân tộc và cho rằng đây là câu hỏi mở khá hay. Ở câu hỏi này những HS giỏi có thể vận dụng kiến thức đã học làm nền tảng trả lời câu hỏi sau đó phát triển ý kiến cá nhân. Giáo viên chấm thi sẽ có thể đánh giá năng lực thật sự của TS tùy theo bài viết.

tin liên quan

Điểm chuẩn sẽ tăng hay giảm?
Theo nhận định của nhiều giáo viên, sự phân hóa tốt hơn của đề thi sẽ khiến phổ điểm thi năm nay có sự khác biệt, giúp thí sinh và trường ĐH thuận lợi hơn trong xét tuyển.

Thạc sĩ Phan Văn Bông (Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt, Lâm Đồng) cho hay đề thi vừa sức học sinh, bám sát chương trình giáo dục phổ thông. “Đề thi giảm được áp lực học thuộc lòng, giảm ghi nhớ sự kiện, số liệu cho học sinh”, ông Bông nói.

tin liên quan

Sẽ đổi mới kỳ thi theo hướng gọn nhẹ
Tại cuộc họp báo kết thúc công tác coi thi kỳ thi THPT quốc gia vào chiều qua (4.7), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết kết quả của 2 kỳ thi THPT quốc gia gần đây sẽ là cơ sở để bộ này xem xét để tiếp tục đổi mới kỳ thi theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. 

Bà Nguyễn Thị Hiền, Tổ trưởng môn lịch sử Trường THPT Nguyễn Huệ (Phú Yên), nhận xét đề thi môn lịch sử năm nay tiếp tục theo hướng đổi mới, không yêu cầu TS nhớ nhiều sự kiện, nhưng phải hiểu bản chất của sự kiện. Đề thi năm nay đòi hỏi đáp án của Bộ phải mở nếu không điểm sẽ không cao.

Về môn sinh, bà Phạm Thị Thu Hằng, giáo viên Q.Tân Bình, TP.HCM, nhận định đề thi môn sinh hay. Độ khó tương ứng với đề thi năm trước nhưng các câu hỏi hay, phong phú chứ không rập khuôn. 
Phải biết kết hợp kiến thức liên môn
Đề thi môn lịch sử năm nay khá hay, đáp ứng được nhu cầu vừa xét tuyển tốt nghiệp vừa dùng để xét tuyển vào ĐH, CĐ. Thay vì đi vào các sự kiện của lịch sử thế giới, đề thi đã nhấn mạnh đến nguồn gốc và vai trò quan trọng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ từ năm 1973 đến nay. Khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong sự phát triển về kinh tế xã hội.
Giống như đề thi những năm gần đây, bảng số liệu ở câu 2 là một hình thức không bắt buộc TS phải học thuộc lòng, chỉ tập trung vào sự nhận biết, phân tích sự kiện để rút ra yêu cầu của đề bài.
Đề năm nay đòi hỏi TS cần kết hợp giữa kiến thức lịch sử, văn học và thực tế xã hội hiện nay mới có thể đạt điểm tối đa.
Nguyễn Thị Mùi (Trường THPT Vĩnh Viễn, TP.HCM)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.