Ông Nhất cho biết, TS Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện của UNESCO tại Việt Nam, đã đánh giá cao về tính độc đáo của hai loại nhạc, khí cụ bằng đá này, nhất là sự kết hợp uyển chuyển linh hoạt âm thanh của đàn đá và kèn đá, được đánh giá là thang âm thuộc loại chuẩn nhất trong số những đàn đá thời tiền sử có niên đại cách đây 2.500 năm, được phát hiện ở Việt Nam vào năm 1990, còn kèn đá hiện là độc nhất vô nhị trên thế giới.
|
Bộ đàn đá Tuy An do ông Huỳnh Ngọc Hồng (65 tuổi, ở thôn Trung Lương 1, xã An Nghiệp, H.Tuy An) tình cờ phát hiện trên rẫy khi rảnh tay gõ chơi vào những thanh đá dưới chân khi ngồi nghỉ giữa buổi thu hoạch mì vào tháng 6.1990. Hội đồng khoa học quốc gia xác định bộ đàn đá có từ thời tiền sử, niên đại khoảng 500 năm trước Công nguyên. Còn 2 chiếc kèn đá Tuy An được phát hiện vào đầu năm 1994, tại chùa Thiền Sơn, xã An Hiệp, H.Tuy An và chùa Hồ Thị (xã An Thọ, H.Tuy An). Cặp kèn đá được Hội đồng khoa học quốc gia xác định là một cặp nhạc khí thời tiền sử có niên đại hơn 2.500 năm trước.
Đức Huy
>> Sẽ trình UNESCO công nhận dân ca xứ Nghệ là di sản văn hóa
>> Hội nghị tham vấn UNESCO châu Á - Thái Bình Dương
Bình luận (0)