• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Đề nghị công nhận hai hiện vật Chăm là bảo vật quốc gia

17/07/2015 06:07 GMT+7

Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Định cho biết hội đồng thẩm định của sở đã tiến hành xét chọn và thống nhất đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với phù điêu nữ thần Mahisha Mardini (ảnh) và phù điêu rắn Naga, đang trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định.

Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Định cho biết hội đồng thẩm định của sở đã tiến hành xét chọn và thống nhất đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với phù điêu nữ thần Mahisha Mardini (ảnh) và phù điêu rắn Naga, đang trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định.
Đề nghị công nhận hai hiện vật Chăm là bảo vật quốc gia
Phù điêu rắn Naga được phát hiện trong đợt khai quật tại tháp Dương Long (xã Tây Bình, H.Tây Sơn, Bình Định) là một khối đá vuông nguyên vẹn, cao 135 cm, rộng 133 cm, dày 52 cm. Hình tượng điêu khắc được thể hiện là một phần đầu Makara đang trong tư thế từ trên trườn xuống, miệng Makara há rộng, từ trong cửa miệng sinh ra rắn Naga 3 đầu.
Phù điêu nữ thần Mahisha Mardini được phát hiện tại gò Núi Cấm (ở xã Bình Nghi, H.Tây Sơn), thể hiện nữ thần Mahisha Mardini mười tay, trên mỗi tay cầm một vật tế khí... có thể xem như độc bản trong phong cách điêu khắc Chăm thế kỷ 12. Năm 2003, phù điêu này được Bảo tàng Lịch sử nghệ thuật Viên (Áo) và Bảo tàng Hoàng gia về nghệ thuật và lịch sử Bruxelles (Bỉ) mượn đưa đi trưng bày với chủ đề “Việt Nam: Quá khứ và Hiện tại”.
Theo TS Đinh Bá Hòa, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định, đây là những hiện vật độc bản, có giá trị đặc biệt.
Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.