Bài Thầy cô đừng để học sinh một mình! trên Báo Thanh Niên
số ra ngày 8 và 9.3 đã nêu lên một thực trạng buồn trong các cơ sở giáo
dục.
Giáo viên cần có những hiểu biết pháp luật, kỹ năng cần thiết để hướng dẫn học sinh - Ảnh: Lam Ngọc |
Đọc bài viết này, thầy cô ai cũng suy ngẫm, băn khoăn và cả giật
mình nhìn lại.
Đâu đó trong những tháng ngày đứng lớp mình đã cố ý hoặc vô tình... để học sinh một mình.
Là nhà giáo, cán bộ quản lý một trường THPT, tôi xin được đề xuất một số biện pháp dưới đây.
Hiệu trưởng trong các buổi sinh hoạt định kỳ của hội đồng sư phạm, qua trang tin điện tử, bản tin của nhà trường cần giúp giáo viên hiểu biết căn bản về luật, nhất là những điều luật quy định tội danh mà học sinh có thể phạm phải.
Ban hành nội quy cơ quan trong đó có quy định khách đến liên hệ công tác, phụ huynh đến trường làm việc về học tập của con em mình... Trong cuộc họp đầu năm của cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm thông báo rõ nội quy này với phụ huynh. Hiệu trưởng xây dựng quy chế phối hợp giữa ban giám hiệu nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh; chủ động làm việc với cơ quan công an địa phương để cùng xây dựng chương trình làm việc, cách giải quyết, thông tin cho nhau khi có tình huống nổi cộm tại trường hoặc học sinh của trường vi phạm ngoài nhà trường bị công an xử lý.
Thông qua môn giáo dục công dân, hoạt động ngoại khóa giúp học sinh nắm rõ những hành vi xấu, gây nguy hiểm cho người khác để các em chủ động tránh.
Tổ tư vấn tâm lý học đường hoạt động thường xuyên, giáo viên tư vấn phải là những người có uy tín trong nhà trường, chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm giải quyết những tình huống xảy ra đối với học sinh.
Thầy cô cần hạn chế trách cứ, dọa nạt, càng không nên dùng điểm số - hạnh kiểm để trừng phạt học sinh. Người thầy cần tôn trọng sự khác biệt của mỗi học sinh để có cách thức giáo dục phù hợp.
Cần quan tâm, luôn lắng nghe nguyện vọng của học sinh, tạo điều kiện để các em tham gia đóng góp ý kiến.
Bình luận (0)