>> Thi để làm gì ? - Kỳ 4: Giao kỳ thi tốt nghiệp về địa phương
>> Ngày đầu tiên tuyển sinh CĐ: Tương đương đề thi tốt nghiệp THPT
>> Sẽ không thi tốt nghiệp như hiện nay
>> Thi tốt nghiệp THPT: Không đếm ý cho điểm
Tại hội thảo lấy ý kiến của cơ quan truyền thông về đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học diễn ra ngày 10.12, tại Lâm Đồng, Bộ Giáo dục - Đào tạo cho rằng, những năm trước đây, đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng tập trung vào đánh giá kiến thức của người học. Cách dạy, học và thi là nguyên nhân gây căng thẳng, tạo áp lực cho học sinh dẫn đến tình trạng dạy thêm, học thêm, hiện tượng sử dụng “phao”.
Thực hiện Nghị quyết 29, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành phẩm chất năng lực của học sinh. Thi, kiểm tra, đánh giá cũng được đổi mới theo hướng chuyển từ chú trọng đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực của người học. Những đổi mới này được thực hiện có lộ trình, đảm bảo không gây đột ngột, khó khăn đối với giáo viên và học sinh.
|
Đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014 đã có bước chuyển biến mạnh theo hướng đánh giá năng lực học sinh. Đề thi sử dụng các câu hỏi vận dụng, các câu hỏi mở, đòi hỏi thí sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp và kinh nghiệm sống để trả lời chứ không yêu cầu phải ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện, hay trả lời theo khuôn mẫu sẵn có.
Vì vậy đề thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 cũng sẽ tương tự như năm 2014 nhưng được sử dụng với 2 mục đích là xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục - Đào tạo) cho biết: Về cơ bản thời gian các môn thi trắc nghiệm 90; các môn tự luận 120 phút. Đề thi có 2 mục đích khác nhau nên sẽ đảm bảo độ phân hóa cao. Đề thi gồm 2 phần chiếm tỷ trọng 50 - 50, 1 phần cơ bản dành cho thí sinh chỉ thi tốt nghiệp THPT, 1 phần nhằm phân hóa học sinh để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Trong năm 2013 - 2014, đề thi ra theo hướng này cùng với việc cho phép chọn môn thi và kết quả cho thấy phổ điểm của thí sinh đáp ứng yêu cầu đặt ra. Ông nghĩa khẳng định: “Đề thi kỳ thi THPT quốc gia sẽ giống kỳ thi chọn môn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Chúng ta hoàn toàn có thể thi như vậy”.
Ông Nghĩa cũng cho biết: hướng ra đề tiếp tục ra theo hướng mở, thi liên môn, cố gắng không yêu cầu học sinh nhớ máy móc số liệu. Cụ thể, đối với đề Sử, Địa sẽ giảm học thuộc lòng và nhớ dữ liệu. Ví dụ đối với đề Sử, sẽ đưa ra sự kiện và yêu cầu phân tích sự kiện đó. Các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh sẽ tăng cường đánh giá việc vận dụng kiến thức của học sinh.
Vũ Thơ
Bình luận (0)