Không đạt mục tiêu phòng ngừa tội phạm
Việc lãnh đạo Công an TP.HCM nói không cần thiết phải thành lập lực lượng 141 như TP.Hà Nội vì tội phạm chưa đến mức thì mới góc độ cá nhân thôi. Bộ Công an đang phải thẩm tra lại việc này. Thực tế đây là tình hình đáng lo ngại nên Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo Bộ Công an cũng đã vào làm việc với TP.HCM để kiểm tra, đánh giá tình hình và có biện pháp cụ thể |
|||
Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba, |
|||
Theo thiếu tướng Nguyễn Danh Cộng, Chánh văn phòng - người phát ngôn Bộ Công an, trong năm qua, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp trên nhiều mặt. Trong đó, tội phạm về trật tự xã hội tăng 2,69% so với năm 2011; tính chất bạo lực, hung hãn, manh động, đối tượng phạm tội xu hướng ngày càng trẻ hơn. Nổi lên là loại tội phạm do nguyên nhân suy thoái đạo đức xã hội chiếm 82,7% trong số vụ giết người; tội phạm dùng chất nổ, gây nổ xảy ra 66 vụ (tăng 186,9%); tội phạm chống người thi hành công vụ, nhất là chống lại lực lượng công an tăng 5,9%... Đáng chú ý, tội phạm về kinh tế, tham nhũng tăng tới hơn 28% so với năm trước, tội phạm về môi trường tăng gần 27%.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm - Bộ Công an, cho biết thêm trong các vụ án về trật tự xã hội công an khám phá thì người phạm tội từ 18-30 tuổi chiếm 68%. “Bộ Công an xác định một số nguyên nhân chủ yếu gồm: Do tình hình kinh tế càng ngày càng khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải giải thể khiến lao động trẻ thất nghiệp, tình trạng buôn bán vận chuyển ma túy tăng cao trong khi việc cai nghiện chưa hiệu quả. Văn hóa phẩm không lành mạnh trên internet tác động mạnh đến giới trẻ. Ngoài ra, tình trạng nhiều học sinh bỏ học cũng khó quản lý”, ông Ba lý giải.
Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an, nhìn nhận mặc dù một số mục tiêu về phòng chống tội phạm cụ thể không đạt nhưng ngành công an đã rất nỗ lực kiềm chế không để tội phạm gia tăng.
Trả lời câu hỏi PV Thanh Niên về tình hình tội phạm cướp giật có vũ khí lộng hành tại TP.HCM và lãnh đạo Công an TP.HCM tuyên bố không cần phải thành lập các lực lượng đặc biệt để trấn áp, thiếu tướng Nguyễn Văn Ba cho biết đây là vấn đề đang được Bộ Công an đặc biệt quan tâm: “Việc lãnh đạo Công an TP.HCM nói không cần thiết phải thành lập lực lượng 141 như TP.Hà Nội vì tội phạm chưa đến mức thì mới góc độ cá nhân thôi. Bộ Công an đang phải thẩm tra lại việc này. Thực tế đây là tình hình đáng lo ngại nên Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo Bộ Công an cũng đã vào làm việc với TP.HCM để kiểm tra, đánh giá tình hình và có biện pháp cụ thể”, ông Ba nói.
Trả lời PV Thanh Niên việc trong trường hợp tội phạm TP.HCM không giảm thì Bộ Công an có chủ động tăng cường lực lượng và ai phải chịu trách nhiệm, thiếu tướng Nguyễn Văn Ba khẳng định: “Bộ Công an đã chỉ đạo rất rõ, quan điểm rõ ràng là nếu tội phạm xảy ra ở địa phương nào thì trách nhiệm trước hết là của cấp ủy, chính quyền và giám đốc công an thành phố”.
Năm 2013, tội phạm phức tạp hơn
Theo thượng tướng Đặng Văn Hiếu, tác động từ tình hình khó khăn về kinh tế, xã hội và những ảnh hưởng tiêu cực về bên ngoài, tình trạng xuống cấp về đạo đức xã hội sẽ tiếp tục làm tình hình tội phạm năm 2013 phức tạp hơn, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, sử dụng vũ khí nóng, tham nhũng… Dù vậy, Bộ Công an vẫn đặt ra mục tiêu điều tra, khám phá tội phạm cao hơn năm trước, các loại tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng phải đạt trên 90%.
|
Trước một số câu hỏi của báo giới về tình hình tiêu cực tham nhũng trong ngành công an, ông Hiếu cho biết trong năm qua Bộ Công an đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị xử lý mạnh tay đối với tiêu cực của cán bộ chiến sĩ trong ngành. Trong năm tới, việc siết chặt trật tự, kỷ cương kỷ luật và chấp hành điều lệ công an nhân dân cũng được xem là nhiệm vụ giải pháp mang tính “đột phá của ngành”. “Chẳng hạn vụ tiêu cực ăn tiền tài xế ở Thanh Hóa, đến nay cơ quan chức năng đã khởi tố, truy tố 2 CSGT, lãnh đạo phòng, đội trưởng bị điều chuyển công tác. Nói như vậy để thấy chúng tôi xử lý tiêu cực rất nghiêm khắc”, thượng tướng Đặng Văn Hiếu nói.
Chưa thực hiện tử hình bằng thuốc độc vì thiếu... thuốc Theo thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, mặc dù quy định tử hình bằng tiêm thuốc độc đã có hiệu lực từ tháng 7.2011, Bộ Công an đã tích cực thực hiện cơ sở vật chất, nhà thi hành án tử hình, nhưng đến nay chưa thực hiện được do chỉ vướng ở một khâu rất nhạy cảm là đến khi tổ chức thi hành thì không có thuốc. Theo quy định của Nghị định, thuốc quy định rất cụ thể, nhưng trong quá trình tổ chức, Bộ Công an và Bộ Y tế đã phối hợp nhưng còn nhiều nguyên nhân chưa thống nhất. |
Thái Sơn
Bình luận (0)