Theo bà Nguyễn Thị Thu, TP.HCM đang tập trung hoàn thiện đề án phát triển giáo dục TP đến năm 2030 và đặt ra tầm nhìn cho những giai đoạn phát triển tiếp theo. Trong đề án này, UBND TP.HHCM đề xuất rất nhiều nội dung theo hướng giáo dục hiện đại, phù hợp với đặc thù của TP trong tình hình mới.
Chưa đến 18 tuổi vẫn vào được đại học
Thưa bà, dựa trên cơ sở nào mà TP đề xuất rút ngắn năm học?
|
Do đó, đề án đặt ra hướng tiếp cận vấn đề là những kiến thức mà HS đã học lúc còn phổ thông rồi thì lên ĐH không cần phải học lại kiến thức đó. Bây giờ luật quy định 3 năm là có thể tốt nghiệp ĐH, 3 năm tốt nghiệp THPT, 4 năm tốt nghiệp THCS, nhưng nếu chúng ta có điều chỉnh hợp lý hơn nữa thì thời gian học có thể rút ngắn hơn. Thực tế, theo khoa học về sư phạm thì có những môn học, có những chương trình học, các em có thể hoàn thành trong 1 - 2 năm, thay vì 3 - 4 năm.
Việc rút ngắn năm học thực hiện ra sao, hướng đến lợi ích gì, thưa bà?
TP tính toán để vận dụng linh hoạt, phù hợp phương thức học tín chỉ của bậc ĐH cho bậc học phổ thông nhằm rút ngắn thời gian học dựa theo yêu cầu của HS, phụ huynh. Việc áp dụng tín chỉ từ cấp THCS đến THPT, liên thông lên bậc ĐH, sau ĐH sẽ giúp HS làm quen với phương thức học tín chỉ hiện đại, tiết kiệm thời gian cho những em có sức học và có điều kiện học nhanh, học giỏi và đáp ứng được yêu cầu kiến thức. Khi đó, có thể mới 16 - 17 tuổi, thậm chí thấp tuổi hơn nữa đã có thể vào ĐH, không chờ đến đủ 18 tuổi như quy định hiện nay. Ở nhiều nước, họ đã làm được, đạt hiệu quả.
Đề án của TP dự tính mỗi năm học chỉ có 8 môn bắt buộc thôi, các môn còn lại HS tự chọn và có thể hoàn thành trong 1 - 2 năm để thời gian còn lại, các em có thể học thêm các kỹ năng, ngoại ngữ...
tin liên quan
Đề xuất rút ngắn năm họcĐa dạng hóa hình thức học tập
Vì sao TP đề xuất luật hóa một số hình thức học tập không chính quy, học qua mạng internet khi sửa đổi luật Giáo dục, thưa bà?
Trong số hơn 1,6 triệu HS của TP có không ít em thường đi thi hay dự tập huấn thể thao quốc tế; nhiều em rất hoàn cảnh, thậm chí không có nhu cầu đến trường..., thì mình cũng cần có những chương trình học từ xa, có thể học online (trực tuyến) để các em ở nhà tự học, tự nghe bài giảng, tự nghiên cứu, định kỳ sẽ tổ chức thi tập trung ở trường, và nếu đủ điều kiện vượt qua kiểm tra kiến thức của kỳ thi thì vẫn được công nhận tốt nghiệp để dự kỳ thi chung.
Như vậy, những HS không có điều kiện đến trường mà vẫn muốn học tập thì vẫn có cơ hội học, vẫn có bằng cấp chính quy... Mình đa dạng hóa, luật hóa nhiều hình thức học tập cho nhiều đối tượng HS tiếp cận thì sẽ phù hợp hơn với tình hình mới.
|
TP cũng có kế hoạch phát triển mô hình trường học tiên tiến, mà đã là tiên tiến thì phải có du HS vào học, góp phần tăng điều kiện giao lưu, nâng cao chất lượng trường công. Nếu như chỉ ở môi trường “nội địa hóa” mình cảm thấy tốt rồi thì khi có du HS vào học, các trường cũng phải tự lực đổi mới, chương trình phải đồng bộ, phát triển như các trường tiên tiến trong khu vực và thế giới để được các quốc gia khác công nhận, khẳng định được uy tín và để thu hút du HS ngày càng nhiều hơn.
Để thực hiện những cải tiến đó, TP.HCM chắc phải có SGK riêng?
Trong đề án có đề xuất cho TP tự biên soạn SGK. Nguyên tắc là TP tuân thủ đúng chuẩn kiến thức theo khung chương trình của Bộ GD-ĐT. SGK mà TP được phép biên soạn riêng để áp dụng trên địa bàn chỉ hỗ trợ “nhuyễn hóa” chương trình cho phù hợp với thực tế học tập ở TP.HCM, đảm bảo không thấp hơn cũng không vượt khung. Đề án TP đang làm với tinh thần như vậy.
TP cũng có kiến nghị cho phép tự công nhận tốt nghiệp THPT. Khi được phép công nhận rồi, nếu HS đạt chuẩn thì sẽ được công nhận, không nhất thiết phải đủ 18 tuổi.
Khi đã cải tiến, cơ cấu môn học, biên chế lớp học cũng sẽ thay đổi, không nhất thiết là 40 hay 45 HS mỗi lớp nữa. Nếu đăng ký theo tín chỉ, thì đến giờ HS vô phòng đó học, hết giờ có thể qua phòng khác học. Không nhất thiết cố định suốt năm cả lớp phải đều học chung như bây giờ… Như vậy, không chỉ cần thay đổi tư duy về mặt quản lý, mà cũng cần có sự thay đổi suy nghĩ từ phía phụ huynh, HS về cách học, cách đánh giá năng lực học tập.
Có thể áp dụng cải tiến từng bước từ năm học 2019 - 2020
Bà Thu cho rằng mục tiêu lớn nhất mà đề án hướng đến là giáo dục, đào tạo HS phải hội nhập được với thế giới và khu vực, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của sự phát triển bền vững kinh tế TP.
TP đã duyệt đề cương, đến quý 2/2018 sẽ trình Ban Thường vụ Thành ủy để quyết chủ trương. Trên cơ sở đó, UBND TP sẽ báo cáo Bộ GD-ĐT để trình Chính phủ xem xét quyết định. Nếu kế hoạch dự kiến không có gì thay đổi, có thể từ năm học 2019 - 2020 sẽ áp dụng nhiều nội dung cải tiến mà đề án đặt ra. Khi thực hiện cũng không áp dụng đại trà mà thí điểm từng bước. “Đây là những cải tiến lớn, mang tính dài hơi mà TP đặt ra. Ưu tiên hàng đầu khi thực hiện đề án là công tác đào tạo, tái đào tạo đội ngũ giáo viên, các cấp quản lý để hiểu rõ được việc mình thay đổi, việc mình làm để hướng đến những kết quả tốt hơn. Từng cải tiến, thay đổi đều được nghiên cứu, tính toán cẩn trọng trong từng giai đoạn thí điểm, triển khai đồng bộ các khâu chứ không phải làm ào ạt kiểu “dàn hàng ngang mà tiến” được”, bà Thu nói thêm.
|
Không “cào bằng” học phí
Theo bà Nguyễn Thị Thu, học phí luôn là vấn đề lo âu nhất của nhiều bậc phụ huynh. TP tính toán làm trên cơ sở thí điểm, tự nguyện, nhân rộng từng bước, từng cấp học đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu cho bộ phận HS có nhu cầu học cải tiến vừa đảm bảo nhu cầu học của số đông HS còn lại.
Những trường theo mô hình mới, đáp ứng được nhu cầu học cải tiến và có thể tự chủ được kinh phí từ nguồn đóng góp của HS có điều kiện thì ngân sách không cấp nữa. Khoản ngân sách đó cấp thêm cho những trường khó khăn hơn để đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn, nâng cao chất lượng đội ngũ, giúp con em người lao động được thụ hưởng môi trường học tập tốt hơn mà học phí không tăng.
|
Bình luận (0)