Đề xuất từ 2025 chỉ thi tốt nghiệp THPT với 2 môn bắt buộc

Tuệ Nguyễn
Tuệ Nguyễn
05/10/2023 17:29 GMT+7

Gần 60% ý kiến giáo viên ở một số địa phương tham gia khảo sát đề xuất kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ thi 4 môn gồm, 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán, cộng thêm 2 môn lựa chọn.

Bộ GD-ĐT cho biết, trong quá trình đánh giá tác động về số môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 tại TP.HCM, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang, có nhiều ý kiến đề xuất về lựa chọn 2+2. Cụ thể: thí sinh học chương trình THPT và chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT phải thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán, cộng thêm 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại được học lớp 12 (gồm cả ngoại ngữ và lịch sử).

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Nhiều ý kiến đề xuất chỉ thi 2 môn bắt buộc   - Ảnh 1.

Nhiều ý kiến đề xuất chỉ nên thi 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

ĐÌNH HUY

Kết quả, có 17.981 cán bộ, giáo viên tham gia ý kiến, trong đó có 40% chọn lựa chọn 4+2; 59,8% chọn lựa chọn 2+2 môn thi và 0,2% chọn ý kiến khác.

Theo phân tích, lựa chọn 2+2 có nhiều ưu điểm hơn nhược điểm. 

Trong đó, có tới 3 ưu điểm: giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí tiền bạc, thời gian cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn so với hiện nay thi 6 môn);  không gây mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, giúp học sinh dành thời gian học các môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp; thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để phát huy năng lực sở trường, có kết quả thi thuận lợi để xét vào các cơ sở giáo dục đại học.

Nhược điểm duy nhất của phương án này là có thể ảnh hưởng đến việc dạy và học môn lịch sử và ngoại ngữ, là 2 môn bắt buộc phải học.

Bộ GD-ĐT cho rằng, trong số các nội dung xin ý kiến về dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 thì đã thống nhất được các điểm như: mục đích của kỳ thi, hình thức môn thi, sự phân cấp, trách nhiệm của địa phương và T.Ư. lộ trình triển khai, số lượng môn thi tự chọn….

Cũng theo Bộ GD-ĐT, đang có ý kiến khác nhau về số môn thi bắt buộc, những môn thi bắt buộc; cũng như các phân tích, đánh giá ưu/nhược điểm khác nhau của các lựa chọn môn thi bắt buộc.

Bình luận (6)

avatar-user
maibaotoan79

Còn nhớ đất nước sau giải phóng vì một phần bị cấm vận mà đất nước phải đóng cửa không chơi với ai. Lúc ấy chắc ai cũng rùng mình nhớ lại cái nghèo, đói – cháo trộn rau mà nhiều khi phải nhường nhau ăn. Sau đó, nhờ chính sách đúng đắn của Đảng và nhân dân, nên nước nhà mở cửa hợp tác từ đó cuộc sống tốt hơn. Nhìn ra thế giới một số nước vẫn đóng cửa không chơi với ai thì dân của họ nghèo khổ đến mức nào? Như một số chú bác có tâm, có tầm phân tích rất rõ ràng : Toán là tư duy logic , Văn là lập luận logic, còn NN là chìa khóa mở ra cánh cửu đào tạo công dân VN thành công dân tiên tiến của thế giới, nhằm phát triển kinh tế đất nước. Vậy mà, một số cá nhân có tầm nhìn hạn hẹp đưa ra ý kiến loại bỏ Ngoại Ngữ khổi môn thi bắc buộc nhằm nhẹ nhàn hơn trong thi cử - Thử hỏi thi cử mà nhẹ nhàng chả cần mục đích gì thì thi cử làm gì ?? Chắc họ muốn nước VN ta quay trở lại cái thời đóng cửa không chơi với ai

Trả lời 1 1 năm trước
avatar-user
lien bui

muốn học thì cứ chọn làm môn tự chọn mà thi đâu ai cấm

Trả lời 1 năm trước
avatar-user
Thống Nguyễn Hữu

Việc thi TNPT mấy môn hình như không phải là đổi mới. Đổi mới là thay đổi từ dạy và học. Thầy cô dạy tốt hơn, học trò học tốt hơn, ngo0an hiền hơn, và thay đổi chương trình học sao cho phù hợp. Chứ không phải thi mấy môn, bớt môn này môn kia. Thực chất là thay đổi từ bản chất của nó, chứ không phải thay đổi là để lấy sáng kiến cho công chức, viên chức. Hôm nay thi môn này, mai thi môn kia thì không có ý nghĩa gì hết. Thi TN đậu đến 95-99,99% thì " quá tốt" rồi cần gì thay đổi. Giờ thấy học sinh học quá dõi thì cần gì thay đổi, TNPT đậu cao, và ai cũng đậu đại học mà. Đúng như vậy cần gì thay đổi. Chẳng bù ngày xưa mỗi năm 01 xã đậu không quá 20 người, mà phải cố gắng hết sưc thì mới được đậu. Con giờ đang phổ cập ĐH mà. Rõ chán

Trả lời 0 1 năm trước
avatar-user
Nguyễn Nghiêm

Công thức: giảm thi cử = tiến bộ. Vậy thôi!

Trả lời 0 1 năm trước
Xem thêm bình luận (3)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.