50% trường tổ chức ít nhất một hội thảo quốc tế mỗi năm
Mục tiêu chung của đề án là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của hệ thống giáo dục ĐH đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng và năng suất lao động, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, tăng cường năng lực cạnh tranh của quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
tin liên quan
Xếp hạng đại học: Không thể đòi hỏi cao khi đầu tư thấpCạnh tranh với trường ĐH uy tín trong khu vực
|
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đề án đưa ra giải pháp hỗ trợ đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho một số cơ sở giáo dục ĐH theo chuẩn quốc tế, có nhiệm vụ đào tạo nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, đủ sức cạnh tranh với các trường ĐH có uy tín trong khu vực; hình thành một số trung tâm thực hành, thí nghiệm hiện đại dùng chung cho các ĐH; thí điểm xây dựng một số làng ĐH quốc tế thu hút các cơ sở ĐH có uy tín của nước ngoài tham gia đào tạo và nghiên cứu quốc tế; khuyến khích cơ sở ĐH chủ động xây dựng, kết nối, chia sẻ tài nguyên và hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo với các ĐH khác. Bên cạnh đó là hình thành hệ thống xếp hạng ĐH VN gắn kết với khu vực và thế giới bảo đảm được tính độc lập, minh bạch, nâng dần thứ hạng của các cơ sở giáo dục ĐH trong các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín.
Để nhấn mạnh chủ trương “hội nhập”, đề án có riêng một nhóm giải pháp cho nhiệm vụ “đẩy mạnh quốc tế hóa”: chú trọng tăng cường năng lực tiếng Anh cho người học, tạo lập môi trường sử dụng tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục ĐH, thu hút sinh viên quốc tế và giảng viên quốc tế học tập, giảng dạy, tăng cường các chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Anh…
Mục tiêu cụ thể cho năm 2025
- 100% sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra, kể cả chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động.
- Phấn đấu 100% giảng viên ĐH có trình độ thạc sĩ hoặc tương đương trở lên, trong đó ít nhất 35% có trình độ tiến sĩ. Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ĐH (đủ điều kiện) thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó khoảng 10% được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định nước ngoài có uy tín. Trên 35% chương trình đào tạo được kiểm định trong nước hoặc nước ngoài, trong đó 100% chương trình đào tạo giáo viên ở tất cả các trình độ được kiểm định.
- Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ĐH thực hiện tốt cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình. 100% cơ sở ĐH khai thác và sử dụng các chương trình đào tạo, học liệu mở do các trường ĐH có uy tín trên thế giới chia sẻ trực tuyến, trên 70% ĐH có ngành đào tạo trong số 8 ngành đã được công nhận lẫn nhau trong khu vực ASEAN hoàn thành các thủ tục công nhận tương đương bằng cấp và chuyển đổi tín chỉ/học phần với các trường ĐH trong khu vực.
- Trên 50% cơ sở giáo dục ĐH sử dụng toàn bộ hoặc tích hợp một phần nội dung chương trình đào tạo và giáo trình của nước ngoài vào các chương trình đào tạo của nhà trường.
- Phấn đấu 100% chương trình đào tạo có mục tiêu, nội dung được thiết kế đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động.
|
Bình luận (0)