(TNO) Mức đền bù mà gia đình nạn nhân trong những vụ tai nạn hàng không được nhận có thể rất khác nhau, tùy theo nhiều yếu tố. Còn vụ máy bay Malaysia mất tích gây xôn xao nhiều ngày qua thì đền bù thế nào nếu gặp tai nạn thật sự?
>> Interpol lo ngại về an ninh hàng không
Công ước Montréal
|
Công ước Montréal của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) về đền bù thiệt hại gặp phải trên các chuyến bay cho hành khách có hiệu lực từ năm 2003. Từ thời điểm đó, tại Malaysia và những quốc gia thành viên khác của ICAO, trong trường hợp rớt máy bay, các hãng hàng không có trách nhiệm đền bù ngay từ ban đầu 116.000 euro cho mỗi gia đình nạn nhân, theo báo mạng Slate. Đây là mức đền bù “căn bản”, tức chưa qua điều tra nguyên nhân tai nạn. Nếu sau đó xác nhận nguyên nhân do lỗi của hãng hàng không, mức đền bù sau cùng có thể cao hơn gấp 10, thậm chí 100 lần.
Trên thực tế, để giữ uy tín và hình ảnh của mình, các hãng thường thỏa thuận với gia đình nạn nhân để đền bù sớm và cao hơn mức quy định của luật quốc tế. Tiền có thể được chuyển khoản trước khi có kết luận điều tra. Tuy nhiên, trong không ít trường hợp, thân nhân chỉ nhận một phần nhỏ của khoản đền bù và phải đợi rất lâu mới nhận được phần còn lại vì tính chất phức tạp của vụ việc (tai nạn do khủng bố; điều tra gặp nhiều khó khăn; phải xác định cụ thể những người thân nào được đền bù…).
Chuyến bay AF 447 của hãng Air France gặp nạn ngày 1.6.2009 khi đang bay từ thành phố Rio de Janeiro (Brazil) đến thủ đô Paris là một ví dụ điển hình. Do máy bay bị rớt ngay ở vùng biển sâu của Đại Tây Dương, cũng không có tín hiệu “cầu cứu” nào trước đó nên việc điều tra gặp rất nhiều trở ngại. Đến 2 năm sau đó, các hộp đen của máy bay mới được trục vớt, giúp làm sáng tỏ phần nào nguyên nhân tai nạn. Nhiều thân nhân nạn nhân phải đợi có kết quả điều tra mới nhận được phần lớn tiền đền bù.
Nạn nhân là lãnh đạo cấp cao: Mức đền bù đến hàng triệu USDNhìn chung, mức đền bù cho thân nhân các nạn nhân của cùng chuyến bay sẽ chênh lệch tùy theo nhiều yếu tố: quốc tịch, thu nhập. Theo Reuters, thông thường người Mỹ sẽ được các hãng bảo hiểm đền bù cao nhất, có khi hơn hàng chục lần so với công dân một nước châu u.
Ngoài ra, theo báo L’Expansion, nhiều quốc gia sẽ có quy định riêng để tính mức đền bù cho thân nhân nạn nhân, nhưng thường sẽ được tính theo 2 phần riêng biệt là “tinh thần” và “kinh tế”. Phần đền bù “tinh thần” sẽ khác nhau tùy theo quan hệ giữa nạn nhân với thân nhân (cha/mẹ - con cái; vợ - chồng; cô/chú/cậu/dì - cháu ruột…). Phần đền bù “kinh tế” phức tạp hơn và thường ở mức cao hơn phần “tinh thần”, đặc biệt nếu nạn nhân là trụ cột gia đình và có thu nhập cao.
Tất cả sẽ được tính đến, từ nghề nghiệp, chức vụ đến mức lương của nạn nhân vào thời điểm qua đời để đưa ra mức đền bù phù hợp nhất. Nếu nạn nhân là giám đốc hoặc lãnh đạo cấp cao của một công ty lớn ở các nước u - Mỹ, phần đền bù này có thể lên đến hàng triệu USD.
Nếu nhận định mức đền bù chưa thỏa đáng, gia đình nạn nhân có thể tiếp tục kiện ra tòa. Tùy theo nhận định/kết luận điều tra, có thể kiện hãng hàng không hoặc hãng sản xuất máy bay (ví dụ như nếu có kết luận nguyên nhân gây tai nạn là lỗi kỹ thuật của máy bay). Gia đình nạn nhân Marcelle Valpaços Fonseca - một thẩm phán ở Rio de Janeiro - trên chuyến bay AF 447 đã được tòa án Brazil xử thắng kiện và được Air France đền bù 2,04 triệu real (hơn 860.000 USD). |
Lan Chi
>> Không có tín hiệu máy bay Malaysia mất tích ở vùng biển có vết dầu loang
>> Thủy phi cơ bay sang vùng biển Campuchia tìm máy bay Malaysia mất tích
>> Malaysia Airlines khẳng định phi hành đoàn máy bay mất tích không gây ra vụ việc
>> Nhật điều động 4 máy bay đi tìm máy bay Malaysia mất tích
>> Một nhân chứng ở Việt Nam thấy máy bay mất tích 'bùng cháy và rơi xuống nước'?
>> Máy bay Malaysia mất tích: Xuất hiện hàng loạt 'dấu vết' ở đông bắc nước này
Bình luận (0)