Gia nhập TPP rõ ràng là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt “vươn” ra biển lớn, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nhiều ngành phát triển “nóng” như da giày, dệt may và thực phẩm.
Tuy nhiên, muốn hiện thực hóa điều này, doanh nghiệp cần phải giải quyết nhiều vấn đề nội tại như tăng năng suất lao động, đầu tư máy móc hiện đại, mở rộng sản xuất,…
Cơ hội luôn đi cùng thách thức
Tham dự rất nhiều hội thảo về hội nhập TPP, ông Minh Hoàng, giám đốc Công ty sản xuất trứng gia cầm (Q.6, TP.HCM) cho biết: “Ban đầu nghe gia nhập thấy rất phấn khích, lợi ích cho doanh nghiệp nhiều mà. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều nỗi lo, lo vì phải chuẩn bị rất nhiều, nhất là nguồn vốn đẩy mạnh đầu tư. Doanh nghiệp phải có “sức khỏe” tốt mới có thể chinh chiến với hàng hóa nước ngoài nổi”. Theo ông Hoàng, đối với doanh nghiệp nhỏ, vấn đề đáng lo ngại chính là năng lực cạnh tranh, sản xuất hiện nay mới chỉ đáp ứng được thị trường trong nước.“Mình sản xuất mặt hàng trứng mới chỉ đủ cho thị trường ngắn hạn, chưa đáp ứng được số lượng lớn khi thị trường có nhu cầu. Muốn mở rộng thì phải mở rộng đồng bộ rất nhiều thứ, từ nhân công, nhà xưởng, muốn như vậy cần có thêm vốn. Lo một lúc từng ấy thứ thì không xuể.” – ông Hoàng phân tích.
Một khi hội nhập sân chơi quốc tế, cả cơ hội lẫn thách thức lớn sẽ song hành cùng doanh nghiệp
|
Đứng trong nhà xưởng đang hối hả may, cắt, dập hàng chục tấn vải gia công, ông Mạnh Hùng, giám đốc xí nghiệp may tại huyện Hóc Môn tự tin cho biết: “Dệt may xưa nay mình không thua ai, thuộc nhóm sản xuất hàng đầu thế giới”. Tuy nhiên, ông cũng thực tình chia sẻ nỗi lo, khi vài năm gần đây nhiều nước trong khu vực cũng phát triển rất mạnh, cạnh tranh khó khăn hơn nhiều. Gia nhập TPP lại có thêm nhiều “đối thủ” mới đầy mạnh mẽ như Brazil, Mỹ,… sẽ là thách thức rất lớn cho doanh nghiệp nhỏ trong nước. Theo ông Hùng, khó khăn của doanh nghiệp Việt vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là gia công nên giá trị sản xuất hàng hóa chưa cao. “Năng suất lao động, máy móc thiết bị của mình cũng còn hạn chế, không so sánh được với công nghệ hiện đại của nhiều nước dẫn đến việc doanh nghiệp sản xuất hàng hóa đã khó càng chồng thêm khó.” – ông Hùng nói.
Doanh nghiệp phải tự cứu mình
Để giải quyết bài toán cạnh tranh sòng phẳng khi gia nhập TPP, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đều cho rằng, cần phải nâng cao khả năng sản xuất, đầu tư máy móc hiện đại, đặc biệt là huy động nguồn vốn tích cực.“Kế hoạch của tôi ngay trong năm nay là mở thêm nhà xưởng ở Bình Chánh, việc này nằm trong kế hoạch đầu tư từ nhiều năm trước nhưng vẫn còn hơi băn khoăn về vốn, hiện vốn tự thân doanh nghiệp là không đủ” – ông Hoàng thừa nhận. Đón đầu được nhu cầu này, trong thời gian gần đây các ngân hàng đã thiết kế nhiều sản phẩm “vừa tầm” với doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn. “Lúc trước tôi có ý định vay vốn để nhập thiết bị, thấy lãi suất thay đổi liên tục là đáng ngại nhất, nhưng hiện nay một số ngân hàng cam kết giữ ổn định trong khoảng thời gian cố định, cái này là lợi hơn trước rồi đấy chứ. Doanh nghiệp nên xem xét, phù hợp thì mình nên tận dụng ngay.” – ông Hoàng nhận định.
Sở hữu được nguồn vốn tích cực, doanh nghiệp sẽ dễ dàng nâng cao khả năng sản xuất, đầu tư máy móc, công nghệ hơn
|
Ủng hộ quan điểm này, hiện ông Hùng đang rất quan tâm đến chương trình cho vay “Đồng hành cùng doanh nghiệp SME” và “Hỗ trợ vốn đầu tư kinh doanh khách hàng doanh nghiệp” của ACB. Được biết, đây là hai chương trình cho vay có lãi suất ưu đãi ngắn hạn và trung dài hạn với quy mô chương trình lên tới 10.000 tỷ đồng, với nhiều lợi thế đáng chú ý cho khối doanh nghiệp SME. Khi tham gia chương trình, doanh nghiệp có thể tiết giảm chi phí lãi vay đến 30% so với lãi suất vay VND thông thường. Đặc biệt, khách hàng có nhu cầu vay trung dài hạn có thể cố định lãi suất vay lên tới 12 tháng, qua đó giúp doanh nghiệp yên tâm hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Gần đây nhất, trong tháng 3.2016, ACB cũng đã triển khai chương trình “Bó sản phẩm dành cho SME”, một sản phẩm nhằm tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng. Khi sử dụng càng nhiều sản phẩm, dịch vụ tại ACB, khách hàng sẽ càng được hưởng nhiều ưu đãi về lãi suất cho vay, phí dịch vụ. Những chương trình nêu trên được nhận định là thời cơ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh, hưởng lợi triệt để từ những cơ hội TPP mang lại.
Bình luận (0)