Đi chợ Gia Lạc mua lộc đầu năm

31/01/2014 20:08 GMT+7

(TNO) Họp thường niên vào 3 ngày tết, người bán và người mua đi chợ để cầu lộc, mua vui, đó là ý nghĩa phiên chợ vui xuân Gia Lạc ở xã Phú Thượng (H.Phú Vang, Thừa Thiên – Huế), cách trung tâm TP.Huế chừng 3 km.

(TNO) Họp thường niên vào 3 ngày tết, người bán và người mua đi chợ để cầu lộc, mua vui, đó là ý nghĩa phiên chợ xuân Gia Lạc ở xã Phú Thượng (H.Phú Vang, Thừa Thiên  Huế), cách trung tâm TP.Huế chừng 3 km.

Đi chợ Gia Lạc mua lộc đầu năm

 Cau trầu là thứ hàng quan trọng và nhiều nhất của chợ Gia Lạc

Đi chợ Gia Lạc mua lộc đầu năm1

Chợ Gia Lạc chỉ họp 3 ngày, mồng 1 đến mồng 3 tết

Đi chợ Gia Lạc mua lộc đầu năm32

Nhiều mệ  đã 70 - 80 tuổi đến chợ bán cau trầu hàng chục năm nay

Đi chợ Gia Lạc mua lộc đầu năm5

Cháo lòng là đặc sản nơi đây

Đi chợ Gia Lạc mua lộc đầu năm6

 Ngày mồng 1 tết chợ đã đông đúc người mua người bán, người du xuân

Sáng mồng 1 khi các chợ đều vắng tanh thì chợ Gia Lạc lại bắt đầu họp. Giống như ý nghĩa “thêm vui” của Gia Lạc, người Huế đến chợ Gia Lạc không chỉ để mua bán mà vì thói quen, tập tục đã có lâu đời để lấy vui, cầu may.

Mệ Nguyễn Thị Tiến, năm nay đã  70 tuổi, nhà ở làng La Ỷ, cho biết: “Bình thường mệ bán cau trầu, hoa, chuối ở chợ Nam Phổ gần đây. Mấy chục năm nay, tết nào mệ cũng ra chợ Gia Lạc bán cho vui. Con cháu nó la mệ là tết mà không ở nhà. Nhưng mệ quen rồi, không ra đây là thấy buồn thấy thiếu”.

Chợ do Định Viễn Quận vương Nguyễn Phước Bình (con thứ 6 của vua Gia Long) lập ra dưới thời vui Minh Mạng vào tết Nguyên đán Bình Tuất năm 1826.

Sơ khai, chợ chỉ họp nhóm trong thân nhân của phủ đệ. Sau thấy vui, người dân quanh vùng cũng đến mua bán, rồi bày các trò chơi dân gian. Chợ Gia Lạc trở thành một hình thức hội chợ vui xuân, loại chợ phiên trong ngày tết.

Hàng hóa mua trong chợ phong phú. Ai có gì bán nấy. Từ chén bát, áo quần đến đồ chơi trẻ em, thức ăn thức uống.

Song, thứ hàng quan trọng nhất của chợ là cau trầu. Người Huế có tục mua cau trầu đầu năm để lấy “mì xưa” với hy vọng một năm thuận lợi.

Trầu ở chợ Gia Lạc là trầu hương rất thơm, lá lục. Cau ở chợ là cau làng Nam Phổ, nổi tiếng ngon ngọt ở xứ Huế. Cau trầu ở đây được người Huế đặc biệt chuộng dù giá cao hơn cau trầu vùng khác. Vì thế, người Huế có câu “Cau Nam Phổ mỗi trái mỗi giác. Trầu chợ Dinh mỗi lá mỗi tiền”.

Đặc biệt, chợ còn có các trò chơi dân gian như bài chòi, bài thai, hò đối đáp…

Ông Nguyễn Thành, nhà ngay ở chợ Gia Lạc cho biết: “Hồi nhỏ, cứ tết là tôi lại thấy chợ Gia Lạc họp. Mọi người quanh vùng lân cận cũng tới đông đúc, người thành phố cũng về du xuân. Ngày xưa có nhiều trò chơi và đồ chơi dân gian lắm. Người dân quanh vùng đi đâu cũng ghé Gia Lạc miếng cau trầu để lấy lộc đầu năm”.

Qua nhiều biến động, hình thức mua bán vui chơi ở chợ Gia Lạc có phần thay đổi. Hàng hóa đã khác xưa, hiện đại hơn, không còn những trò chơi dân gian. Nhưng thói quen đi chợ Gia Lạc đầu năm mua lộc vẫn là tập tục của người Huế không thay đổi.

Bài, ảnh: Tuyết Khoa

>> Tết Giáp Ngọ, ngựa giấy bạc triệu đắt hàng
>> Triển khai bình ổn thị trường tết Giáp ngọ 2014
>> Chợ quê tết Giáp Ngọ
>> Thời tiết đẹp trên khắp ba miền trong Tết Giáp Ngọ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.