Tiện lợi, tiết kiệm cho người dân
Trước đó, vào tháng 5, hãng Grab và Uber đã ra mắt dịch vụ đi chung xe, cho phép hành khách hưởng chi phí rẻ hơn khoảng 30% so với dịch vụ đặt xe thông thường, tài xế tăng thêm thu nhập nhờ kết hợp các cuốc xe có lộ trình di chuyển tương đồng trên một chuyến xe.
tin liên quan
Quản Uber, Grab như taxi truyền thống?Bộ GTVT để ngỏ khả năng cho phép Hà Nội, TP.HCM dừng thí điểm với xe hợp đồng điện tử như Uber và Grab, cũng như khống chế số lượng xe.
Tuy nhiên, dịch vụ này đã bị Bộ GTVT “tuýt còi” với lý do mỗi chuyến xe hợp đồng, hành khách (hoặc nhóm) đã ký giao kết trọn gói cả chuyến xe, không phải là thuê chỗ ngồi. Do đó, việc đơn vị vận tải có thêm hợp đồng với nhiều người khác sẽ gây bất tiện cho hành khách.
Nhưng dịch vụ này được rất nhiều người dùng ủng hộ. Đến ngày 14.7.2017, Bộ GTVT đã có văn bản gửi TP.HCM lấy ý kiến đối với đề nghị của Công ty TNHH Grabtaxi về dịch vụ đi chung xe đối với xe hợp đồng.
Trong công văn khẩn trả lời Bộ GTVT ngày 5.9, UBND TP.HCM cho rằng hiện chưa có chế tài để xử lý đối với các đơn vị thực hiện thí điểm việc cung cấp ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý về kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng nếu vi phạm.
Lực lượng thanh tra giao thông rất khó để kiểm tra xử lý trường hợp nếu cá nhân, tổ chức sử dụng từ 2 hợp đồng vận chuyển trở lên cho một chuyến xe vận tải hành khách theo hợp đồng (tương tự hình thức đi chung xe).
Mặc dù vậy, theo UBND TP.HCM, hình thức đi chung xe góp phần cung cấp giải pháp di chuyển tiết kiệm, thông minh và tiện lợi cho người tiêu dùng. Đồng thời, góp phần giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.
Do đó, TP.HCM đề xuất cho phép thí điểm hình thức đi chung xe trong thời gian khoảng 1 năm và đưa ra quy định về số lượng xe để thuận lợi trong công tác quản lý, đánh giá và xử lý các vấn đề phát sinh cũng như bất cập xảy ra trong thực tế.
TP đề xuất, dịch vụ đi chung xe chỉ áp dụng cho xe ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống tham gia kinh doanh vận tải hành khách, đồng thời mỗi chuyến xe chỉ thực hiện 2 hợp đồng nhằm tránh tình trạng phát sinh xe dù, bến cóc. Các xe tham gia hình thức này phải có nhận diện riêng (dán trên phương tiện) để áp dụng cho hình thức đi chung xe nhằm có cơ sở kiểm tra, xử lý.
Trong trường hợp Bộ GTVT chấp thuận việc thí điểm đối với hình thức đi chung xe, TP.HCM cũng đề nghị Bộ ban hành các tiêu chí chung để xét duyệt đối với từng đề án của đơn vị xin thực hiện thí điểm. Căn cứ tiêu chí này, các đơn vị sẽ chủ động xây dựng đề án trình UBND các tỉnh, thành phố xem xét, quyết định việc thực hiện thí điểm.
tin liên quan
Ông Đoàn Ngọc Hải bị dọa giết: Công an Quận 1 sớm làm rõ vụ việc** Ông Hải đề xuất luân chuyển 1 Phó Chủ tịch P.Tân Định
Ngày 6.9, Phó chủ tịch UBND Q.1 (TP.HCM) Đoàn Ngọc Hải đã có báo cáo gửi Thường trực Quận ủy, Ban Thường vụ Quận ủy, Ban Chỉ huy công an quận, Ban Chỉ huy quân sự Q.1 về việc có số điện thoại lạ gọi điện đe dọa ông.
Giảm lượng xe lưu thông
Chủ tịch Hiệp hội Xe khách liên tỉnh và du lịch TP.HCM Lê Trung Tính cho rằng trong một nền kinh tế chia sẻ như hiện nay, loại hình đi chung xe GrabShare hoặc UberPool là giải pháp tiên tiến giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại cho người tiêu dùng, đồng thời giúp giảm kẹt xe ở những TP lớn như TP.HCM hay Hà Nội. Việc chưa cho loại hình này hoạt động vì quy định không cho phép một chuyến xe có 2 hợp đồng là một quan điểm sai lầm.
“Luật pháp vốn dĩ luôn đi sau cuộc sống. Nếu luật pháp chưa có thì Bộ quản lý ngành nên sớm nghiên cứu đệ trình cấp có thẩm quyền bổ sung. Trước mắt, do loại hình này có ích cho dân, lợi cho nước nên có thể tạm đưa thêm vào gói giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ đang cho phép Grab hoạt động thí điểm”, ông Tính đề xuất.
|
PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển TP.HCM, nhận định về mặt nguyên tắc chung, nếu cho phép áp dụng hình thức đi chung xe, số lượng người đi vẫn không thay đổi nhưng lượng xe lưu thông trên đường sẽ giảm đi đáng kể, rõ ràng áp lực giao thông giảm hẳn. Hình thức này còn giúp tiết kiệm cả tiền cho người tiêu dùng lẫn chi phí nhiên liệu.
PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), dẫn chứng đây là mô hình đã được nhiều nước như Singapore, Mỹ sử dụng và rất thành công. “Tuy nhiên đây vẫn là hình thức mới, muốn thật sự thành công phải nghiên cứu cách thức, quy định, đảm bảo quản lý ai lên xe, xe nào sẽ được chọn…, tránh việc có thêm 2 hãng Uber, Grab nữa xuất hiện, gây phản ứng ngược, không những không giảm tải mà còn đè nặng thêm giao thông hạ tầng thành phố”, ông lưu ý.
tin liên quan
TP.HCM mở thêm cầu, đường có hết kẹt xe?TP.HCM đã và đang chủ trương triển khai nhiều dự án mở đường, xây cầu vượt tại các điểm nóng giao thông. Tuy nhiên theo ý kiến một số chuyên gia, nếu chỉ mở đường, xây cầu, giao thông không vì thế mà bớt tắc nghẽn.
Theo số liệu từ Sở GTVT TP.HCM, tính đến hết ngày 30.6.2017, Sở đã cấp phù hiệu xe hợp đồng cho 23.820 xe từ 9 chỗ trở xuống thuộc 282 đơn vị vận tải. Số lượng xe hiện hữu trong địa bàn TP hiện nay đã vượt gần 3 lần quy hoạch đến năm 2020 và hơn 2 lần quy hoạch đến 2025. Vì thế, nếu cho phép và phát triển đi chung, có thể giảm đáng kể lượng xe lưu thông trên đường phố, góp phần giảm ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng hiện nay.
|
Bình luận (0)