>> Đi dọc Hà Nội - Kỳ 3: Ba 'thần đèn' họ Vương
>> Đi dọc Hà Nội - Kỳ 2: Chiếc váy phụ nữ Hà thành
>> Đi dọc Hà Nội - Kỳ 1: Những con ma đất Hà thành
Mùa đông năm 1949, nhà thơ Đoàn Phú Tứ ở chiến khu Việt Bắc. Là nhà thơ, ông còn là đại biểu Quốc hội khóa I. Tháng 4.1950, cùng với một đoàn nhà văn đi thăm và động viên các đơn vị bộ đội vừa đánh Pháp trở về hậu cứ, và dù đã cuối mùa đông nhưng tiết trời chiến khu rất lạnh, ông đã khóc khi thấy các chiến sĩ bị thương thiếu thuốc men, bông băng, hầu hết đều rách rưới, "võ vàng đói khát", "chỉ còn mắt với răng". Trở về cơ quan ông nhận được thiệp mời của Trần Dụ Châu (1906-1950) - nguyên đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quân nhu (bị tử hình trong vụ án tham nhũng nổi tiếng năm 1950), đến dự lễ cưới mà hắn đứng ra tổ chức cho cán bộ cấp dưới đặc biệt thân cận.
|
Về chuyện này, cuốn Ba phút sự thật (Nhà xuất bản Văn nghệ TP.HCM, 2006) của nhà văn Phùng Quán viết theo lời kể của Đoàn Phú Tứ: “Ông bước vào phòng cưới mà cứ ngỡ mình nằm mê. Cái hội trường dựng bằng tre nứa, lợp lá gồi, sáng trưng những dãy bạch lạp to bằng cổ tay. Trên những dãy bàn dài tít tắp, xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, nấm hương, giò chả, thịt bê thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Ban nhạc sống của nhạc sĩ Canh Thân được mời từ Khu 3 lên tấu nhạc réo rắt. Trần Dụ Châu mặc quân phục đại tá choáng lộn, cưỡi ngựa đến dự cưới, theo sau hắn là một vệ sĩ cao lớn, súng "côn bạt" đeo xệ bên hông. Tân khách ngồi chật kín hội trường, mắt hau háu nhìn bàn tiệc. Rượu vang đỏ rót đầy các cốc. Vị chủ hôn Trần Dụ Châu oai phong, đỏ đắn, đầy quyền uy bước ra tuyên bố làm lễ thành hôn cho đôi vợ chồng mà hắn đỡ đầu, và trịnh trọng mời tân khách nâng cốc trong tiếng nhạc vang lừng. Nhìn thấy nhà thơ ngồi ở bàn đầu, hắn liền tươi cười giới thiệu: Đám cưới hôm nay có một vị khách đặc biệt là ông Đoàn Phú Tứ, nhà thơ cự phách của nhóm Xuân Thu Nhã Tập. Xin mời nhà thơ nổi tiếng lên đọc một bài mừng cô dâu chú rể và quý vị tân khách.
|
Đoàn Phú Tứ đứng lên, mắt đăm đăm nhìn cốc rượu vang đỏ như máu đầy tràn trước mắt. Ông bỗng thấy giận run lên với ý nghĩ: Bọn võ biền đốn mạt đầy quyền uy này, đã quen coi thi sĩ là kẻ nô bộc, và thơ là món đồ trang sức, một thứ gia vị cho bữa ăn tội lỗi của chúng thêm ngon miệng. Chúng sẽ được thơ dạy cho một bài học đích đáng! Ông ngẩng lên, nhìn thẳng vào mặt Trần Dụ Châu, nói lớn, nhấn mạnh từng từ một cho tất cả những người dự tiệc cưới đều nghe thấy: “Tôi xin đọc tặng vị chủ hôn, cô dâu chú rể và tất cả các vị có mặt hôm nay một câu thơ hay nhất mà tôi vừa chợt nghĩ ra”. Khắp các bàn tiệc dậy lên tiếng xì xào tán thưởng: Hoan hô Xuân Thu Nhã Tập! Hoan hô thi sĩ Đoàn Phú Tứ! Chờ cho tiếng xì xào im hẳn, nhà thơ nói tiếp: “Câu thơ đó như sau: Bữa tiệc cưới chúng ta sắp chén đẫy hôm nay, được dọn bằng xương máu của chiến sĩ! - “Láo!”, Trần Dụ Châu mặt vụt tái nhợt quát to. Tiếp liền theo đó là tên vệ sĩ của hắn xông tới tát bốp vào mặt nhà thơ. Nhà thơ lặng lẽ rút khăn tay lau mặt, ném khăn xuống đất, rồi nhổ vào cốc rượu đỏ như máu đầy tràn trước mặt, và đĩnh đạc bước ra khỏi phòng cưới. Ngay đêm hôm đó, nhà thơ viết một bức thư dài gửi lên Hồ Chủ tịch, trình bày toàn bộ sự việc”.
Trong biên bản cuộc họp Hội đồng Chính phủ các ngày 15, 16 và 17.11.1950, mục thứ 35 kiểm điểm vụ án này có đoạn: “Chúng ta sinh ra trong một xã hội phong kiến và thực dân. Xã hội ham danh, ham lợi. Danh lợi dễ làm hư người. Danh lợi là tập quán. Bây giờ chúng ta dùng cán bộ để cải tạo xã hội mà không có chính sách cải tạo cán bộ, đấy là khuyết điểm. Điều nữa là chúng ta không có sự phê bình và tự phê bình. Chúng ta hay nể nả nhau nên chỉ biết mình thanh liêm là đủ. Quan niệm thanh cao tự thủ thế là không đủ...”. Đó là bài học rút ra từ vụ án.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn...”. Tiến sĩ Thân Nhân Trung thời Lý đề bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám “5 nguy cơ mất nước gồm: Một là sĩ phu thức giả ngoảnh mặt đi trước thời cuộc; Hai là xã tắc tham nhũng tràn lan; Ba là binh kiêu ngạo, tướng thoái hóa; Bốn là học trò không kính trọng thầy giáo và Năm là trẻ con khinh thường người già”. Lê Quý Đôn từng khuyến cáo triều đình “Mình thiệt, dân lợi, dân gắn bó/Đẽo dân, mình béo, dân căm hờn/Hờn căm, gắn bó tùy ta cả...”. Đặng Huy Trứ (1825-1874), người từng viết bộ sách Từ thụ yếu quy gần 2.000 trang có nội dung chuyên về chống hối lộ, tham nhũng; và đã thống kê ra được có 104 kiểu hối lộ quan chức |
Nguyễn Ngọc Tiến
Bình luận (0)