Xe vừa tới bến nằm trên đường Hoàng Hoa Thám (TP Yên Bái), tôi móc di động gọi T. “lùn”, một người bạn quen từ nhiều năm. T. “lùn” xuất hiện, đón tôi nơi quán nước gần bến xe. Anh ta đưa tôi đi thăm một lượt thành phố, trước khi rồ ga phóng ra các khu vực ngoại thành. Khi xe ngang qua những cửa hàng đề biển hiệu “Bán rượu táo mèo, rượu Tú Lệ”, T. đi chầm chậm để tôi tiện quan sát. T. nói: “Nhìn thế thôi, nhưng hầu hết đều có bán rượu ngâm cây thuốc phiện cả đấy. Nhưng ở đây, họ hiếm khi để lại thân cây, mà vớt hết ra để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện. Còn khách mua thì cũng phải quen mặt, hoặc được ai đó giới thiệu, mới bán”.
8 giờ tối, T. “lùn”đưa tôi tới một quán ăn có tiếng tại khu vực TP Yên Bái. Ngoài các món ăn đặc sản miền núi, còn có một chai nhựa đựng thứ nước màu vàng, đục nhờ nhờ. “Đây, rượu ngâm cây thuốc phiện của ông đây. Tôi dám cam đoan, ở Yên Bái, 10 quán nhậu thì 9 quán có loại rượu này. Nhưng ông chỉ có thể mua được rượu này nếu vào quán kêu có 138 không, cho chai”, T. ghé tai tôi thì thầm. Theo T. “lùn”, sở dĩ gọi “rượu 138”, là dựa theo kế hoạch 138 mà tỉnh Yên Bái giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh phối hợp cùng các huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải triển khai, rà soát, xử phạt những người trồng cây thuốc phiện.
|
Lò rượu 138
Tao cứ trồng, cán bộ biết, lên phá, nhưng không mang về được mà phải vứt lại ở nương. Khi cán bộ đi khỏi, tao lại mang cây về, chọn quả tươi khứa lấy nhựa, còn thân, rễ mang ngâm rượu thì mới có bán cho chúng mày thôi. |
||
Một người dân khu chợ Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ |
||
Sau hơn hai giờ đánh vật trên chiếc xe “chuồng gà” từ TP Yên Bái, cuối cùng tôi và T. “lùn” cũng tới được trung tâm thị xã Nghĩa Lộ. Xuống xe, T. “lùn” vẫy một anh xe ôm, đưa cả hai tới ngã ba Cầu Trắng. Trên đường đi, không biết T. ”lùn” thì thầm những gì vào tai anh xe ôm, mà chỉ thấy anh ta vừa lái xe, vừa gật đầu vâng dạ rối rít.
Đỗ xe, anh xe ôm móc điện thoại gọi. 10 phút sau, một người đàn ông trung niên xuất hiện, giới thiệu là Hùng “cốt”. Hùng “cốt” không ngần ngại nói: “Hai anh cần rượu 138 đúng không? Nói cho nhanh, em là dân nghiện, ở đây chẳng ai lạ gì em cả. Các anh cho em xin trăm nghìn, em dẫn các anh đi mua rượu. Trường hợp không mua được em hoàn lại tiền”. Thỏa thuận xong, Hùng “cốt” đưa chúng tôi đến một ngôi nhà nằm sâu trong đường Ao Sen. Đó là một cửa hàng bán tạp hóa. Thoáng thấy người đàn ông trong ngôi nhà, Hùng cộc lốc: “Cho bình 5 lít 138 đi”. “Hết rồi, về đi để tao bán hàng. Khi nào có tao sẽ gọi”. Không để chủ nhà nói thêm, Hùng “cốt” kéo chúng tôi lộn ra phía đường lớn. “Bài cả đấy, nghi ngờ nên hắn làm thế, hồi sau sẽ cho người bám theo”, Hùng “cốt” tự tin nói.
Quả nhiên, chừng 30 phút sau, một thanh niên xuất hiện phía đầu đường Ao Sen vẫy tay với Hùng “cốt”. Chúng tôi vào nhà, ngồi chờ để ông ta đi lấy rượu. Sau 5 phút, ông này trở ra với chiếc bình nhựa, có nắp đỏ, dán nhãn 5 lít, bên trong chứa những thân cây, rễ cây gì đó, rồi cả những quả to cỡ ngón tay cái. Nhìn kỹ, trên thân một số quả này còn có những vết khứa rất đều. “Không phải lăn tăn, cây thuốc phiện tươi một trăm phần trăm, còn quả thì cũng chỉ có đôi ba quả bị khứa lấy nhựa, số còn lại nguyên hết. Một bình 5 lít giá 750.000 đồng”, vừa nói, chủ nhà vừa cạy nắp bình cho chúng tôi xem.
|
“Nhưng sếp em khó tính lắm, chỉ muốn rượu ngâm thân, rễ và đặc biệt phải là quả chưa khứa lấy nhựa. Giờ em muốn một bình 10 lít như thế giá bao nhiêu?”, tôi hỏi. “Được rồi, tao sẽ cho mày bình 10 lít, ngâm với nửa cân thân, rễ cùng nửa cân quả chưa khứa nhựa, giá 2,5 triệu đồng và một tuần sau mày quay lại đây”.
Mua bao nhiêu, loại gì cũng có
Tái diễn hiện tượng trồng cây thuốc phiện Trao đổi với Thanh Niên, trung tá Chu Văn Hải cho biết: trong gần 2 năm trở lại đây, ở hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải tái diễn hiện tượng trồng cây thuốc phiện ở những khu vực núi đá, khe núi, những vạt đất không có đường mòn, phủ bóng cây to, những khu vực giáp ranh. Bên cạnh đó, các đối tượng còn trồng cây thuốc phiện xen kẽ những nương ngô, những ruộng rau cải mèo để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng. Để phát hiện những khu vực trồng cây thuốc phiện, lực lượng công an phải đi bộ mất cả tuần trời. Chính từ những điều trên mà việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn. |
Theo cô này, “mùa thu hoạch cây thuốc phiện bắt đầu từ trước Tết Nguyên đán một tháng, kéo dài cho tới hết tháng 5. Trong quãng thời gian đó, nếu chú muốn thưởng thức món lẩu lá cây thuốc phiện với thịt gà rừng thì cứ lên quán chị, đảm bảo không khi nào thiếu. Còn giờ chú muốn lấy bao nhiêu bình, cho chị biết, chị chuẩn bị một đêm, sáng mai chú tới là OK liền”.
Trước khi rời quán, tôi yêu cầu được thấy tận mắt thân cây thuốc phiện khô. Hiền nói tôi ra một quán nước trên đường đi Mù Cang Chải đợi, sau đó sẽ cho nhân viên đem hàng ra. Ngồi chưa nóng chỗ, một thanh niên đi xe máy, ôm một bọc các-tông dài chừng 1,5m bước vào quán, rồi ngồi sát cạnh tôi. Người thanh niên mở nhanh bọc các-tông, bên trong là những bó cây thuốc phiện khô, vẫn còn nguyên phần thân, lá cũng như rễ và quả trong có hạt.
Rượu 138 về xuôi
Cũng như người đàn ông trong ngôi nhà trên đường Ao Sen, nữ nhân viên tên Hiền đều khẳng định chắc nịch những bình rượu ngâm cây thuốc phiện sẽ được chuyển về Hà Nội một cách an toàn nhất, nếu tôi không nhận được rượu thì sẽ hoàn trả toàn bộ tiền. Theo đó, khi đã đặt cọc tiền, những bình rượu ngâm cây thuốc phiện sẽ được bí mật đưa lên xe khách nằm trong bến xe tại thị xã Nghĩa Lộ, trước khi được chuyển về Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội). Cách khác, đợi khi màn đêm xuống, nhân cơ hội một loạt những xe khách chạy tuyến Lai Châu - Mỹ Đình dừng đỗ cho khách nghỉ ngơi tại ngã ba Cầu Trắng (thị xã Nghĩa Lộ), chủ lò rượu sẽ cho quân chuyển hàng tá bình rượu ngâm thân cây thuốc phiện được ngụy trang cẩn thận lên xe.
Theo trung tá Hải, Phó chánh văn phòng Công an tỉnh Yên Bái, kể từ đầu năm 2011 tới nay, Công an tỉnh Yên Bái đã bắt quả tang 2 vụ vận chuyển, mua bán thân cây, rễ, quả cây thuốc phiện, thu giữ hơn chục ký thân và quả cây thuốc phiện. Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, tại những điểm trồng cây thuốc phiện, lực lượng chức năng chỉ phá bỏ không để những cây thuốc phiện phát triển, chứ hoàn toàn không có điều kiện đưa số cây đó về tiêu hủy như quy định. Điều này khiến tôi nhớ lời một người dân Mèo gùi ít thân cây thuốc phiện đã héo xuống bán tại khu chợ Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ: “Tao cứ trồng, cán bộ biết, lên phá, nhưng không mang về được mà phải vứt lại ở nương. Khi cán bộ đi khỏi, tao lại mang cây về, chọn quả tươi khứa lấy nhựa, còn thân, rễ mang ngâm rượu thì mới có bán cho chúng mày thôi”.
Hà An
Bình luận