Nếu không có những nhân tố mang bản sắc riêng, tiên phong sáng tạo những điều mới mẻ thì e rằng làng công nghệ sẽ khó thoát khỏi tình trạng nhạt nhòa hiện nay.
Sao chép lẫn nhau thiết kế “tai thỏ”
Theo thống kê của tổ chức Sigmaintell Consulting, chỉ tính riêng nửa đầu năm 2018, đã có 86,1 triệu smartphone “tai thỏ” được bán ra. Con số này chiếm 14,25% sản lượng điện thoại thông minh tiêu thụ trên toàn cầu. Đáng chú ý, hầu hết các mẫu smartphone này đều bắt nguồn từ các nhà sản xuất Trung Quốc. Tất nhiên, đó đã là câu chuyện của năm ngoái, còn hiện tại con số này đang tăng chóng mặt, đúng như những gì chuyên trang công nghệ PhoneArena dự báo trước đó.
|
Lý giải cho việc theo đuổi thiết kế “tai thỏ”, nhiều người cho rằng đó là sự thức thời, nắm bắt tốt trào lưu. Tuy nhiên, họ quên rằng xu hướng chỉ góp phần định hướng, hoàn toàn không phải cái cớ để ra đời các “bản sao”. Cùng đứng trước xu hướng gia tăng không gian hiển thị, trong khi nhiều nhà sản xuất chỉ đơn giản là sao chép máy móc màn hình “tai thỏ” thì vẫn có những ông lớn như Samsung, nỗ lực kiến tạo màn hình vô cực cho riêng mình.
“Chạy đua hiệu năng” nhưng không tạo điểm nhấn
Không chỉ sao chép về mặt thiết kế, thị trường còn chứng kiến không ít “bản sao” công nghệ bảo mật, pin hay camera trước đó. Smartphone cấu hình khủng, giá rẻ đã là một cuộc đua không hồi kết, khiến cho thị trường smartphone những năm vừa qua tuy nóng nhưng có dấu hiệu bão hòa vì không có điểm nhấn.
|
Về khía cạnh nhiếp ảnh, người dùng hẳn vẫn chưa quên “làn sóng” camera kép xuất hiện nhan nhản trên các thiết bị vài năm về trước. Cho tới tận bây giờ, camera kép vẫn được coi là “chuẩn mực” của công nghệ nhiếp ảnh di động hiện đại, kéo theo cuộc đua về trang bị AI (trí thông minh nhân tạo) để camera chụp hình đẹp hơn, sắc nét và “hiểu” người dùng hơn. Áp dụng AI vào camera là xu hướng, tuy nhiên chất lượng hình ảnh mà AI đem lại cũng là điều cần bàn. Nếu chỉ đua theo trào lưu đem AI vào smartphone mà không thật sự chăm chút cho nó thì thật sự hình ảnh cũng sẽ chẳng được cải thiện mấy.
Nhân tố khác biệt đang ở đâu?
Sau một năm “bùng nổ” smartphone “tai thỏ”, ngôi vương của thị trường di động vẫn thuộc về Samsung, nhà sản xuất hiếm hoi đứng ngoài trào lưu kể trên. Thống kê của hãng nghiên cứu thị trường IDC cho thấy sau quý 3/2018, Samsung tiếp tục dẫn đầu thị trường về doanh số với 72,2 triệu smartphone, chiếm 20,3% thị phần toàn cầu. Điều này cho thấy việc theo đuổi trào lưu và “sao chép” chưa bao giờ là chìa khóa cho thành công. Khi các sản phẩm thuộc mọi phân khúc trở nên giống nhau như khuôn đúc, người dùng càng có xu hướng chọn một sản phẩm khác biệt, thể hiện được bản sắc cá nhân.
|
Với thành công vang dội suốt 10 năm cùng lợi thế khác biệt số đông, có thể khẳng định Galaxy S10 chính là nhân tố mới mẻ mà cả thị trường đang chờ đợi. Nếu không muốn bị nhầm lẫn giữa đám đông và có được những trải nghiệm xứng tầm flagship, siêu phẩm này chính là lựa chọn bạn không thể bỏ qua.
Bình luận (0)