Không lâu trước đây, vào đầu thập niên 1990, giới khoa học bắt đầu nghĩ đến khả năng di chuyển đồ vật bằng vật lý lượng tử. Kể từ đó, hướng đi này trở thành mục tiêu của các phòng thí nghiệm quang học lượng tử trên toàn thế giới. Trên thực tế, phải đợi đến năm ngoái, hai nhóm khác nhau mới thực hiện được cuộc dịch chuyển tức thời đầu tiên trên thế giới bên ngoài phòng thí nghiệm.
tin liên quan
Tái tạo điểm lạnh nhất trong vũ trụVới sự hỗ trợ của laser, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hy vọng có thể tạo ra “điểm lạnh nhất” trong vũ trụ trên Trạm không gian quốc tế.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiến thêm một bước với tuyên bố đã di chuyển thành công một hạt quang tử (photon) từ trái đất lên vệ tinh trên quỹ đạo ở cách đó 500 km. Trong đó, vệ tinh Micius (tức Mặc Tử - một triết gia thời Chiến Quốc) là thiết bị hình ảnh cực nhạy, được phóng lên quỹ đạo hồi năm ngoái nhằm phục vụ cho các cuộc thí nghiệm với nội dung khác nhau, từ rối lượng tử, mật mã lượng tử và dịch chuyển tức thời.
Khi đề cập đến dịch chuyển tức thời, nhiều người nghĩ ngay đến cảnh tượng quen thuộc trong loạt phim Star Trek, khi phi hành đoàn tàu Enterprise thoải mái di chuyển từ nơi này sang nơi khác thông qua cỗ máy đặt trên tàu. Tuy nhiên, thực tế lại vô cùng khác biệt với sự thể hiện trong những bộ phim khoa học viễn tưởng. Dịch chuyển tức thời mà các nhà khoa học đang theo đuổi dựa trên những hiệu ứng kỳ lạ của rối lượng tử, chứ không phải thực sự kéo bản thân một vật thể qua các quãng đường cụ thể. Thay vào đó, nó chuyển thông tin về một photon đến một nơi khác, tạo nên bản sao hoàn toàn giống hệt photon ban đầu, theo báo cáo trên MIT Technology Review.
tin liên quan
Không còn là phim nữa, nguy cơ 'bọ' ngoài hành tinh xuống trái đất là có thậtVi khuẩn hoặc vi trùng ở những hành tinh khác có thể bám vào phi thuyền hoặc ẩn núp trong các mẫu vật được đưa về trái đất, và có thể đe dọa sự sống trên địa cầu.
Về mặt lý thuyết, không có quãng cách tối đa cho dịch chuyển tức thời, nhưng do các mối liên kết rối lượng tử khá yếu ớt, sự kết nối này có thể dễ dàng bị phá vỡ. Đó cũng là lý do giới khoa học gọi cuộc thí nghiệm của các chuyên gia Trung Quốc là bước đột phá trong lĩnh vực dịch chuyển tức thời. Không những là nhóm đầu tiên gửi vật thể lên quỹ đạo địa cầu, họ cũng tạo ra mạng lưới lượng tử mặt đất - vệ tinh đầu tiên, có khoảng cách xa nhất từ trước đến nay. Kỷ lục trước đó là dịch chuyển tức thời khoảng 100 km, còn kỷ lục mới lập là 500 km. Thành công trên hứa hẹn mở ra vô vàn các ứng dụng “viễn tưởng”, bao gồm viễn cảnh internet lượng tử kết nối những vùng khác nhau của thế giới với tốc độ không tưởng, hoặc gửi thông điệp từ điểm này đến một điểm nào đó với vận tốc chớp nhoáng.
Bình luận (0)