Nhưng, một số khu vực trên bề mặt "chị Hằng" vẫn là nơi bí ẩn, bị che khuất trong bóng tối vĩnh cửu gây khó khăn cho việc quan sát từ xa.
Mới đây trang tin Dailymail cho biết Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã chọn được thiết bị có thể vượt qua màn che hạn chế tầm nhìn nói trên với hy vọng cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về nguồn tài nguyên nơi đó.
Thiết bị khoa học có tên gọi “ShadowCam” được hình thành sau khi NASA đưa ra lời kêu gọi vào tháng 9.2016 nhằm tìm kiếm công cụ hữu hiệu để quét bề mặt mặt trăng để nghiên cứu kỹ hơn về các chất dễ bay hơi cũng như sự phong phú, sự phân bố của những nguồn tài nguyên, đặc biệt những nơi vẫn chìm trong bóng tối vĩnh viễn theo cách quan sát hiện có từ Trái đất.
ShadowCam được phát triển bởi Đại học bang Arizona, Mỹ và Hệ thống khoa học không gian Malin sẽ đưa lên tàu vũ trụ thăm dò quỹ đạo mặt trăng KPLO của Hàn Quốc. Những dữ liệu từ ShadowCam sẽ giúp lên kế hoạch cụ thể và hiệu quả để một mai khai thác tài nguyên từ chị Hằng. Những dữ liệu này cũng rất hữu ích để giúp những chuyến bay sâu vào không gian an toàn hơn và chi phí thấp hơn.
ShadowCam sử dụng camera quang học dựa trên thiết bị LRONAC hiện có nhưng nhạy hơn 800 lần. Nhừ vậy ShadowCam sẽ tạo được bản đồ ánh xạ trong các khu vực tối, qua đó thu được hình ảnh độ phân giải cao. Nó sẽ quan sát các vùng này theo chu kỳ hàng tháng để kiểm tra sự thay đổi theo mùa và đo địa hình bên trong các miệng núi lửa. Đây cũng là một phần trong sứ mệnh thăm dò mặt trăng đầu tiên của Viện nghiên cứu không gian Hàn Quốc (KARI).
Theo thoả thuận thì KARI cung cấp cho NASA tải trọng 15kg trên tàu vũ trụ KPLO, nó sẽ được phóng đi vào tháng 12.2018, KARI cũng cho KPLO mang theo bốn dụng cụ quan sát riêng của họ. Hy vọng sự hợp tác này sẽ mang lại nhiều kết quả thú vị, tiến sĩ Seok Weon Choi của KARI phát biểu.
Bình luận (0)