Hãy trung thực khi khai báo y tế
Vào dịp cuối tuần, anh Hoàng Văn Minh (33 tuổi, trú tại 359 Phạm Văn Chiêu, phường 14, Gò Vấp) thường đưa vợ và con về huyện Củ Chi thăm ông bà nội hoặc đi công viên, nhà sách, đến các khu vui chơi. Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, anh Minh cho biết gia đình hạn chế ra khỏi nhà và vợ chồng rời khỏi chỗ làm là về thẳng nhà, không là cà quán sá hay gặp gỡ bạn bè như trước.
“Nhiều địa điểm gần khu vực mình đã bị phong toả và số lượng ca dương tính Covid-19 liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở Gò Vấp tăng nhanh trong mấy ngày này. Do đó, vợ chồng tôi chỉ ra ngoài mua thực phẩm, mỗi lần đi đâu cũng trang bị khẩu trang, rửa tay sạch sẽ, tuân thủ các quy định phòng dịch", anh Minh chia sẻ.
Hai con nhỏ nghỉ học nhiều ngày nay cũng có đòi đi khu vui chơi hay siêu thị nhưng anh Minh đã giải thích là tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức nên không thể ra ngoài và dành thêm thời gian chơi với con ở nhà.
Tối 29.5: Thêm 143 ca Covid-19, 29 ca liên quan Hội Thánh truyền giáo Phục Hưng
|
TP.HCM vừa phát hiện ổ dịch lớn liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng nằm trên địa bàn quận Gò Vấp. Trong đêm 28.5, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh TP.HCM tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho 50.000 dân ở phường 15, quận Gò Vấp.
|
Gia đình anh Minh và nhiều người trẻ quyết định ở nhà dù là ngày cuối tuần để phòng dịch bệnh khi diễn tiến dịch ở Gò Vấp ngày càng phức tạp
|
Ngoài ra, anh Minh cũng thường xuyên cập nhật, theo dõi các điểm bị phong toả để tránh xa các khu vực có nguồn lây nhiễm.
Anh Minh nói: "Khai báo y tế dựa trên sự tự giác và trung thực của mỗi người, nhưng đóng quan trọng trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Mỗi chúng ta ngoài việc tự bảo vệ mình và gia đình cũng nên trung thực trong việc khai báo để TP.HCM sớm kiểm soát được ổ dịch lớn này”.
Hạn chế đi ra ngoài
Cũng ngụ ở quận Gò Vấp, Nguyễn Ngọc Hạnh My (32 tuổi, tại chung cư Khang Gia) cho biết cô khá lo lắng trước tình hình dịch ở khu mình sinh sống.
Là
giảng viên tại Trường ĐH Văn Lang, Hạnh My cho biết trường đã chuyển sang chế độ dạy trực tuyến để phòng dịch Covid-19 nên cô chỉ quanh quẩn trong nhà gần 3 tuần nay và thỉnh thoảng lên trường nếu có việc gấp. "Tôi vẫn duy trì công việc hàng ngày, cứ đến giờ thì lên lớp dạy trực tuyến và thời gian còn lại thì chọn cách sống chậm”, Hạnh My chia sẻ.
Thay vì loanh quanh các khu
giải trí mua sắm như trước đây, Hạnh My sống chậm lại bằng cách làm những việc mà trước đây cô không có nhiều thời gian làm như trồng cây, nấu ăn, tham gia học các khoá online, đọc sách… “Nhờ đó, tôi ở nhà mà không thấy chán và học thêm được nhiều thứ hay ho. Tôi nghĩ rằng việc ở nhà trong thời gian này sẽ an toàn hơn khi nhiều khu vực ở Gò Vấp đã có ca mắc Covid-19 trong cộng đồng", Hạnh My nói.
Bên cạnh đó, trong quá trình dạy trực tuyến, Hạnh My cũng nhiều lần nhắc nhở sinh viên việc tuân thủ các quy định phòng bệnh, căn dặn các
bạn trẻ hạn chế đi lại, bạn nào đã về quê thì cũng nên ở yên trong nhà.
Không chỉ riêng Hạnh My, nhiều bạn trẻ nhắc nhở nhau tuân thủ các quy định phòng dịch Covid-19, nhất là kêu gọi mọi người hãy khai báo y tế trung thực để cơ quan y tế sớm ngăn chặn ổ dịch.
“Tôi và nhóm bạn sinh viên đã cài đặt ứng dụng
Bluezone và nhắc nhở lẫn nhau hạn chế đi lại, tránh tiếp xúc. Trong trường hợp cần thiết thì chúng ta phải
ghi nhớ lại lịch trình và tránh xa các điểm có ca mắc Covid-19 được công bố trước đó. Việc khai báo y tế trung thực là rất quan trọng. Do đó, mọi người hãy cùng chung tay để TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác sớm kiểm soát được dịch Covid-19”, Trần Nguyễn Vân Anh, sinh viên năm 3 của Trường ĐH Công nghiệp (TP.HCM), nhắn nhủ.
Bình luận (0)