Dịch sốt xuất huyết (SXH) trên cả nước đang có dấu hiệu gia tăng dù tổng số ca mắc và tử vong được thống kê có giảm so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tháng 8 sẽ có mưa lớn diễn ra đồng thời với nắng nóng ở Bắc bộ và Trung bộ. Cũng từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn (Aedes Aegypti) sản sinh và lây truyền virus SXH.
Về tình hình dịch bệnh SXH, chỉ trong tuần thứ 3 của tháng 8, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận số ca mắc tăng khoảng 44% so với tuần trước đó. Ngoài ra, các địa phương khác ở khu vực Bắc bộ như Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình,… dịch SXH có vẻ bùng phát dịch sớm và tình hình phức tạp hơn. Còn tại TP.HCM, số ca mắc SXH đã tăng 31% trong các tuần cuối tháng 7, đặc biệt tăng tại quận 1, TP.Thủ Đức và quận 7. Theo các chuyên gia, điều kiện thời tiết hiện tại sẽ khiến muỗi vằn phát triển mạnh và bệnh SXH có thể tiếp tục gia tăng.
Điều gì dẫn đến sự chủ quan "nguy hiểm" từ phía người dân?
SXH là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm và có 3 giai đoạn chính: Sốt, nguy hiểm và phục hồi. Bệnh có thể trở nặng và dẫn đến tử vong nếu không được quan tâm điều trị kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo rất nhiều suy nghĩ sai lầm đã dẫn đến sự chủ quan "nguy hiểm", làm bệnh trở nặng hoặc đặt chúng ta vào tình huống nguy hiểm. Trong đó phổ biến là:
1. Chủ quan không đi khám bệnh, tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà và nghĩ là hết sốt thì sẽ hết bệnh. Thực tế là, khi mắc SXH cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám để được điều trị đúng, không nên điều trị tại nhà. Giai đoạn hết sốt cũng có thể là thời điểm bệnh chuyển biến nặng, nếu hiểu lầm sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Ngoài ra, có khá nhiều bệnh có triệu chứng gần giống SXH giai đoạn đầu như: cúm, Covid-19, sốt phát ban, viêm đường hô hấp trên…
2. Nghĩ rằng chỉ có trẻ nhỏ mới bị ảnh hưởng nhiều bởi SXH. Đây là một quan niệm sai lầm, vì cả người lớn và trẻ nhỏ đều có khả năng mắc bệnh và gặp phải triệu chứng/biến chứng nguy hiểm như nhau.
3. Nhiều người cho rằng, nếu đã mắc SXH sẽ không mắc lại lần 2. Thực tế SXH do 4 tuýp virus Dengue gây ra và người bệnh có thể mắc SXH đến 4 lần trong đời, lần mắc sau có thể nặng hơn cả lần đầu. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam hiện lưu hành cả 4 tuýp virus Dengue. Trong năm 2024, tuýp Dengue D2 chiếm đến 70%.
4. Muỗi mang virus bệnh SXH chỉ xuất hiện tại vùng nông thôn, ngoại thành,... nơi có nhiều cây cối rậm rạp và ao tù nước đọng. Trên thực tế, ở bất kỳ nơi đâu, muỗi vằn mang bệnh luôn có thể xuất hiện ở môi trường xung quanh bạn (tại nhà, văn phòng, công viên,…).
Rất cần các giải pháp chủ động và thường xuyên từ mỗi gia đình để kiểm soát SXH
Hằng năm, dịch SXH tại nước ta thường tăng cao trong giai đoạn mùa mưa từ tháng 6, tháng 7. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và đặc điểm dân cư nên các tháng còn lại trong năm vẫn ghi nhận số ca mắc mới, bao gồm các ca chuyển nặng. Thế nên SXH không còn là bệnh phát triển theo mùa, theo chu kỳ mà có thể diễn ra hằng năm và bất kể thời điểm nào. Ngành y tế ở nhiều địa phương khuyến cáo người dân nên chủ động phòng bệnh SXH vào tất cả các thời điểm trong năm. Đặc biệt vào dịp tết, mùa lễ hội thì người dân cần thận trọng hơn, như nước ta đang sắp bước vào dịp lễ Quốc khánh 2.9 sắp tới và các em học sinh quay lại trường học sau kỳ nghỉ hè.
Những cách phòng ngừa cơ bản nhưng rất cần thiết nhất là:
- Đối với cả trẻ em và người lớn, ngủ mùng/màn hiện vẫn là biện pháp đơn giản mà hữu hiệu. Tùy điều kiện có thể lắp cửa lưới chống côn trùng xâm nhập. Dọn vệ sinh sạch sẽ trong nhà và quanh nhà, không để nước tù đọng trong các chai, lọ, lu,... vì đây chính là những nơi tạo nên ổ dịch SXH.
- Vào dịp lễ, trẻ về quê thường có xu hướng ra sân, vườn chơi hoặc đi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời nên cần phải phát quang bụi rậm, nên mặc áo quần dài có màu sáng, mang vớ. Nếu có ngủ đêm ngoài trời nhất thiết phải có túi ngủ, mùng.
- Cần sử dụng và mang theo khi đi ra ngoài các chai bôi hoặc xịt lên da chống muỗi, xua đuổi muỗi và côn trùng nhất là khi có trẻ em, người có tiền sử dị ứng nặng. Hiện trên thị trường có các sản phẩm xua muỗi Remos từ Công ty Rohto phù hợp cho cả gia đình với hiệu quả cao mà vẫn an toàn cho làn da.
- Do trẻ em còn chưa ý thức nhiều trong việc chủ động phòng tránh muỗi, vì vậy phụ huynh không nên lơ là, chủ quan. Có thể dạy bé những biện pháp phòng chống mà bé có thể tự thực hiện được như: ngủ màn, mặc quần áo dài tay, mang vớ, sử dụng sản phẩm xua muỗi, không đến gần các bụi rậm,...
Remos và hành trình 14 năm chung tay Vì Một Cộng Đồng Không Sốt Xuất Huyết
Nhãn hàng xua muỗi Remos thuộc Công ty Rohto Mentholatum (Việt Nam) gồm các sản phẩm giúp phòng ngừa bệnh SXH và điều trị vết côn trùng đốt. Remos với sứ mệnh bảo vệ cộng đồng luôn chú trọng vào các sản phẩm chất lượng cao dành cho mọi đối tượng: từ trẻ nhỏ đến người lớn, phụ nữ có thai hoặc làn da nhạy cảm. Trong suốt 14 năm qua, nhãn hàng đã và đang nỗ lực phối hợp cùng các cơ quan ban ngành, các tổ chức y tế và chính quyền địa phương thực hiện nhiều hoạt động thiết thực về phòng chống SXH. Trên chặng đường năm 2024, Remos tự hào đã đạt được những con số ấn tượng trong chiến dịch cộng đồng: tổ chức thành công hoạt động thi vẽ tranh, vẽ tường tuyên truyền tại 12 trường tiểu học và mầm non; kết hợp cùng Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức cuộc thi Flex Hè Xanh Rực Rỡ cho sinh viên đại học trên cả nước, tài trợ 12.000 sản phẩm để đồng hành cùng 10 trường đại học trên các mặt trận Mùa hè xanh tại 25 tỉnh thành.
XNQC: 14/2022/XNQC-MTYT & 15/XNQC -MTYT
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Bình luận (0)