Số người mắc và chết đều tăng
Đoàn Bộ Y tế đến kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết (SXH) tại P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân và đến Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới TP kiểm tra công tác điều trị SXH.
Chiều cùng ngày đoàn làm việc với UBND TP về công tác phòng chống dịch bệnh 6 tháng đầu năm 2017. Theo báo cáo của Sở Y tế TP, từ đầu năm đến nay TP.HCM có hơn 10.000 ca mắc SXH (tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016), 3 ca tử vong (cao hơn 2 ca so với cùng kỳ năm 2016).
Theo Viện Pasteur TP.HCM, từ đầu năm đến nay, 20 tỉnh thành phía nam (kể cả TP.HCM) đã có 31.397 ca mắc SXH, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2016, số ca nặng chiếm 4 - 8%. Có 16 ca tử vong (tăng 6 ca so với cùng kỳ năm 2016).
tin liên quan
Rước họa do dùng chung đơn thuốcNhiều người tự sử dụng đơn thuốc cũ khi bị ốm với các biểu hiện na ná đợt ốm trước, thậm chí dùng đơn thuốc của bệnh nhân khác để điều trị, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Theo lãnh đạo BV Nhi đồng 1 và BV Nhi đồng 2, từ đầu năm đến nay có tổng cộng 4 trẻ mắc SXH tử vong, riêng BV Nhi đồng 1 cứu 5 ca SXH nặng. Tại BV Bệnh nhiệt đới có 10 ca nặng được lọc máu và cứu được 6 ca. Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), lưu ý các BV cần sắp xếp khoa phòng, tránh lây nhiễm chéo bệnh giữa các bệnh nhân.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, tình hình SXH cả nước đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Năm nay, điều quan ngại nhất là SXH đến sớm và tăng cao hơn, từ tháng 5 số ca bệnh đã tăng, trong khi mọi năm tháng 8 - 9 mới tới mùa bệnh và dự kiến năm nay dịch sẽ kéo dài. Thứ trưởng đề nghị TP.HCM quyết liệt phòng chống dịch SXH nhằm hạn chế số mắc. Các BV phải chuẩn bị đủ thuốc men, phương tiện điều trị nhằm giảm số tử vong.
Bệnh diễn biến nặng rất nhanh
Cùng ngày 19.7, TS-BS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm BV Bạch Mai (Hà Nội), cho biết năm nay dịch SXH đến sớm hơn, tăng cao từ tháng 7, trong khi thông thường đỉnh dịch vào tháng 9 - 11. Hiện Khoa Truyền nhiễm BV Bạch Mai có 86 bệnh nhân SXH điều trị nội trú, nhiều người bệnh phải nằm ghép.
Theo ông Cường, SXH thông thường có thể theo dõi tại nhà, nhưng năm nay ở Hà Nội có các ca SXH bị suy thận. “Nguyên nhân có thể do sốt cao mất nước nhưng không được bù nước kịp thời. Mặc dù hầu hết các trường hợp chức năng thận đều hồi phục nhưng cũng cần lưu ý theo dõi, không để diễn biến nặng”.
Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới T.Ư Nguyễn Văn Kính cho hay, 2 tuần nay bệnh nhân SXH vào rất đông, chủ yếu là những người sống tại Hà Nội. SXH thường diễn biến nặng nhanh trong ngày thứ 3. Bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa không cầm, cực kỳ nguy hiểm. Có ca đến BV không cứu được do chảy máu nội tạng. Biểu hiện đe dọa chảy máu nội tạng là các trường hợp có chảy máu cam, chảy máu mắt.
Ở nữ là hiện tượng chảy máu âm đạo ồ ạt, đe dọa chảy máu trong đường tiêu hóa không cầm. Những ca nặng ngoài tiểu cầu giảm còn có tình trạng rối loạn chức năng gan trầm trọng, máu chảy không cầm. “Với một số trường hợp nặng gần đây, chúng tôi đang tổ chức nghiên cứu, hiện chưa tìm thấy yếu tố gì đột biến trên vi rút nhưng trên bệnh nhân thì biểu hiện bệnh rất nặng”, ông Kính cho biết.
tin liên quan
Kinh hoàng ruồi từ bãi rác Nam Sơn 'tấn công' nhà dânRuồi từ bãi rác Nam Sơn bay rất nhiều vào nhà dân, buộc người địa phương phải chặn không cho xe chuyên dụng chở rác vào bãi đổ.
Nhận biết SXH thế nào?
Theo các bác sĩ, người có biểu hiện sốt cao, uống thuốc hạ sốt rất ít tác dụng, đặc biệt đau bụng vùng gan, sốt cao vật vã... là dấu hiệu SXH, cần được đưa ngay đến cơ sở y tế. Nếu chậm trễ, bệnh nhân SXH có nguy cơ sốc, xuất huyết não, có thể tử vong.
|
Bình luận (0)