1. Họ để con cái làm việc nhà
“Những đứa trẻ biết làm việc nhà sẽ tương tác tốt với đồng nghiệp khi chúng đi làm, có lòng cảm thông và có thể đảm nhiệm công việc độc lập”, Julie Lythcott-Haims, cựu sinh viên Đại học Stanford, cho biết.
|
2. Dạy trẻ kỹ năng xã hội
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Duke và Đại học bang Pennsylvania đã tiến hành khảo sát trên 700 trẻ em ở Mỹ từ khi chúng còn đi học mẫu giáo đến khi 25 tuổi. Nghiên cứu cho thấy những trẻ được cha mẹ dạy kỹ năng xã hội từ nhỏ thì dạn dĩ hơn, tốt bụng, thấu hiểu cảm xúc người khác hơn và kết quả học tập cũng cao hơn.
3. Có kỳ vọng cao
“Theo thống kê trên 6.600 trẻ em hồi năm 2001 của Đại học California, những bậc cha mẹ kỳ vọng con cái được học đại học thường bằng mọi cách xoay xở để tạo điều kiện cho con theo học và điều này có tác động rất lớn đến thành công của trẻ”, giáo sư Neal Halfon cho biết.
4. Cuộc sống gia đình hạnh phúc
Theo nghiên cứu của Đại học Illinois, những đứa trẻ có bố mẹ hay cãi nhau thường có thành tích thấp hơn những đứa trẻ có bố mẹ hòa thuận. Việc bố mẹ cãi nhau ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ, chúng sẽ cảm thấy tổn thương cho tới nhiều năm sau. Trường hợp bố mẹ chia tay nhưng vẫn hòa thuận, yêu thương con thì cũng không tác động lớn đến thành tích học tập của trẻ.
Gia đình là điểm tựa vững chắc
|
5. Có học thức cao
Theo các nhà tâm lý thuộc Đại học Michigan, những phụ huynh đã từng học đại học thường có con có học vấn cao. Họ không quá nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con.
6. Dành nhiều thời gian cho con
Theo nghiên cứu đăng trên tờ The Washington Post, thời gian mẹ dành cho trẻ từ 3 đến 11 tuổi sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và thành công của trẻ sau này. Nếu bố mẹ dành thời gian vui vẻ chơi đùa cùng con, chúng sẽ có những cảm xúc tích cực. Nhưng nếu họ mệt mỏi (do áp lực công việc), chán nản thì điều đó cũng sẽ “truyền” sang cho con họ.
Bình luận (0)