Ngày càng nhiều người dùng quan tâm đến việc chọn mua các loại thuốc điều trị ho có nguồn gốc từ thảo dược - Ảnh: Phước Huy |
Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng hô hấp, khi thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường, tiếp xúc các chất dị ứng, chất kích thích hay đơn giản do ngửi khói thuốc lá thụ động.
Sử dụng thuốc trị ho đúng cách
|
Ho mặc dù là phản xạ có lợi cho cơ thể, nhưng lại gây cảm giác khó chịu, mất ngủ, khan cổ họng, gây cản trở và ngại ngùng trong giao tiếp. Nếu để cơn ho kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, ho cần phải được điều trị ngay khi triệu chứng xuất hiện, bao gồm cả triệu chứng và nguyên nhân gây ra ho.
Điều trị triệu chứng ho: Bằng 2 phương pháp là ức chế phản xạ ho của hệ thần kinh trung ương hoặc giảm kích ứng gây ho tại điểm bị kích ứng. Các loại thuốc điều trị bằng phương pháp ức chế thần kinh với thành phần chủ yếu là Codein, dẫn chất của Morphin, thường gây cảm giác buồn ngủ và dễ gây nghiện nếu sử dụng quá liều và gây ức chế hô hấp nếu dùng cho trẻ quá nhỏ, người lớn tuổi hay người có bệnh phổi mạn tính. Do đó, y học khuyến cáo không nên lạm dụng mà phải sử dụng cẩn thận dưới sự chỉ định của bác sĩ. Để hạn chế tác dụng phụ của các loại thuốc này, xu hướng ngày nay trong y học là tìm về các loại thuốc được bào chế từ sự kết hợp của các thành phần thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên được trích ly tinh dầu cô đặc gồm tần, tràm, gừng, bạc hà... có hiệu quả điều trị ho tương tự và an toàn cho sức khỏe người bệnh, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Điều trị nguyên nhân gây ho: Có nhiều nguyên nhân gây ho, phổ biến nhất là ho do thay đổi thời tiết và nhiễm
vi rút với biểu hiện viêm họng. Khi bị ho do biến đổi thời tiết người bệnh có thể sử dụng các loại kẹo ngậm có thành phần gừng, tràm, quế để giữ ấm, giảm kích ứng gây ho, giữ ấm vùng ngực và cổ. Khi ho do nhiễm
vi rút cần tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng việc nghỉ ngơi, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C. Nếu cơn ho kèm theo tức ngực, có đàm vàng hoặc xanh; thậm chí kèm theo sốt, và kéo dài từ 1-2 tuần thì người bệnh phải gặp bác sĩ để xác định loại kháng sinh thích hợp hoặc soi cấy đàm tìm vi trùng khi cần thiết.
Th.s - BS u Thanh Tùng - Trưởng phân khoa Hô hấp - BV ĐHYD
Bình luận (0)