Hoàng tử Ali bin al Hussein - Ảnh: Reuters
|
Ông Ali bin al Hussein là em trai của vua Jordan Abdullah và là một thành viên của lực lượng quân đội đặc biệt quốc gia chuyên về nhảy dù. Vị Hoàng tử 40 tuổi từng giữ chức Phó chủ tích FIFA từ năm 2011 - 2015 và tranh cử chức Chủ tịch FIFA với ông Sepp Blatter vào năm ngoái nhưng thất bại.
2. Jerome Champagne
Ông Jerome Champagne - Ảnh: Reuters
|
Cựu quan chức 57 tuổi vốn là một nhà ngoại giao của Pháp ở Oman, Los Angeles (Mỹ) và Brazil trước khi trở thành cố vấn cho ban tổ chức World Cup 1998. Ông Champagne gia nhập FIFA vào năm 1999 và vươn lên chức Phó tổng thư ký dưới thời Chủ tịch Sepp Blatter cho đến năm 2010.
Mặc dù không xuất thân từ một cầu thủ bóng đá nhưng ông Champagne có ảnh hưởng với môn thể thao “vua” ở vai trò một nhà báo tự do cho Tạp chí France Football. Năm ngoái, cựu quan chức Pháp tự ứng cử để thách thức chiếc ghế Chủ tịch FIFA của ông Blatter nhưng thất bại do không nhận được sự đề cử của ít nhất 5 liên đoàn quốc gia. Ông Champagne cam kết sẽ tăng cường đẩy mạnh sự minh bạch, đạo đức chuẩn mực và hiện đại hóa trong quản lý hành chính tại FIFA.
3. Tokyo Sexwale
Ông Tokyo Sexwale - Ảnh: Reuters
|
Nhà vận động chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi muốn làm nên lịch sử trở thành người châu Phi đầu tiên nắm giữ chiếc ghế quyền lực nhất bóng đá thế giới trong 111 năm lịch sử của tổ chức này. Ở tuổi 62, ông Sexwale vốn là một cựu chính trị gia, từng bị bắt giam cùng cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela và là một trong những người giàu có nhất đất nước.
Người đàn ông giàu có này là thành viên của Ủy ban đấu thầu Nam Phi chạy đua đăng cai World Cup 2010 và từng bị lôi kéo vào vụ bê bối tham nhũng liên quan đến cựu Phó chủ tịch FIFA Jack Warner. Ở FIFA, ông là một thành viên Ủy ban chống phân biệt chủng tộc và đối xử, từng có tuyên bố so sánh nổi tiếng “phân biệt chủng tộc giống như con quái vật thâm nhập vào thể thao”.
4. Shaikh Salman bin Brahim Al-Khalifa
Ông Shaikh Salman - Ảnh: AFP
|
Shaikh Salman xuất thân từ gia đình Hoàng gia Bahrain và giữ chức Chủ tịch LĐBĐ châu Á (AFC) vào năm 2013 sau khi người tiền nhiệm Mohamed bin Hammam bị cách chức do bê bối tham nhũng. Ông này nhận được sự ủng hộ từ Chủ tịch LĐBĐ Kuwait Sheikh Ahmad al Fahad Al Sabah, một trong những nhân vật có ảnh hướng rất lớn trong thể thao thế giới.
Năm ngoái, Shaikh Salman tái đắc cử Chủ tịch AFC không mấy khó khăn và thay thế Hoàng tử Ali bin al Hussein giữ chức Phó chủ tịch FIFA. Trước cuộc bầu cử Chủ tịch FIFA lần này, ông Shaikh Salman phải đối mặt với nhiều cáo buộc đồng lõa trong việc đàn áp dã man các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ tại Bahrain vào năm 2011. Mặc dù bác bỏ mọi cáo buộc nhưng uy tín của Shaikh Salman giảm sút phần nào trước hàng loạt chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền.
5. Gianni Infantino
Ứng viên Gianni Infantino - Ảnh: Reuters
|
Vị luật sư 45 tuổi người Thụy Sỹ gia nhập LĐBĐ châu Âu (UEFA) vào năm 2000 trước khi trở thành Tổng thư ký trong năm 2009. Trước khi gia nhập UEFA, ông Infantino vốn có nhiều kinh nghiệm làm việc trong thể thao khi từng là cố vấn cho các tổ chức bóng đá khác nhau tại Tây Ban Nha, Ý, Thụy Sỹ, rồi giữ chức Tổng thư ký Trung tâm nghiên cứu thể thao quốc tế tại Đại học Neuchatel.
Với khả năng sử dụng được nhiều ngôn ngữ, Infantino ban đầu giữ vai trò giải quyết các vấn đề tư pháp, thương mại và chuyên nghiệp ở UEFA. Vị quan chức này ra tranh cử chức Chủ tịch FIFA sau khi “sếp” Michael Platini bị đình chỉ công việc do bị cáo buộc bê bối tham nhũng.
Bình luận (0)