Vì sao ?
Có quá nhiều dự án lớn dính vào tham nhũng, bôi trơn... Do khâu quản lý không chặt chẽ hay còn lý do gì khác? Tôi tin rằng nhà thầu, nhà tư vấn Nhật Bản họ không muốn đưa hối lộ, nhưng “nhập gia tùy tục”, nếu họ không hối lộ liệu có thể trúng thầu, có thể thực hiện được dự án hay không? Đến khi nào thực trạng này mới chấm dứt? Ngô Phương Vy (phuongvy145@yahoo.com)
Luôn điều chỉnh giá
Không chỉ các dự án do Nhật Bản thực hiện luôn điều chỉnh giá theo hướng tăng mà các dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện cũng rơi vào tình trạng này. Vì sao? Ai cũng hiểu, cơ quan quản lý càng hiểu rõ hơn hết nhưng tại sao không làm, không xử lý? Hay làm không được vì vướng quá nhiều người, nhiều cơ quan? Bùi Vĩnh (vinhtylo@gmail.com)
Mở rộng phạm vi
Trong vụ việc này, Tổng công ty đường sắt VN là đơn vị phê duyệt việc mở thầu, đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Vì thế, không lý gì các cán bộ ở đơn vị này nằm ngoài nghi án nhận hối lộ. Thiết nghĩ cần phải điều tra mở rộng thêm các cơ quan, cán bộ có liên quan. Trần Trọng Khôi (khoitrong78@yahoo.com)
Có lẽ do luật Đấu thầu và Nghị định về sử dụng vốn ODA còn nhiều lỗ hổng nên tình trạng hối lộ, bôi trơn của các nhà thầu với chủ dự án, ban quản lý dự án... thường xảy ra. Cần xem xét sửa đổi các quy định này. Trần Văn Hùng (Q.Bình Tân, TP.HCM) Con cháu của những công dân nghèo chúng tôi là người phải trả các món nợ vay này, lẽ ra chỉ trả 1 đồng nhưng vì tham nhũng, tiền rơi vào một số cán bộ mà có khi con cháu chúng tôi phải trả đến 3 đồng, thậm chí nhiều hơn thế. Ngô Văn Lộc (Q.Bình Tân, TP.HCM) Thanh Đông |
Ban CTBĐ
(thực hiện)
>> Làm rõ nghi án nhận hối lộ của ngành đường sắt
>> Phải cơ cấu lại ngành đường sắt
Bình luận (0)