Điều gì tạo nên sự hoang mang trên sàn chứng khoán Trung Quốc?

14/09/2015 15:25 GMT+7

(TNO) Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) mới đây có báo cáo giải thích nguyên nhân của đợt lao dốc chứng khoán Trung Quốc, biến động trên thị trường chứng khoán các nước mới nổi cũng như các nền kinh tế tiên tiến.

(TNO) Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) mới đây có báo cáo giải thích nguyên nhân của đợt lao dốc chứng khoán Trung Quốc, biến động trên thị trường chứng khoán các nước mới nổi cũng như các nền kinh tế tiên tiến.

BIS vừa có báo cáo chỉ ra khởi nguồn của sự hoang mang về thị trường chứng khoán Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Tính đến tháng 6.2015, giao dịch cổ phiếu Trung Quốc tăng đến 6 lần so với một năm trước đó trong bối cảnh các nhà đầu tư nhỏ lẻ ào ạt đổ vào thị trường trước khi chứng khoán Trung Quốc lao dốc mùa hè vừa qua, theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).
BIS là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, từng đưa ra cảnh báo sớm về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo CNBC, có đến 56 triệu tài khoản mới được mở ra tại Trung Quốc trong nửa đầu năm 2015. Đa phần các tài khoản này có chủ nhân là những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đây có thể được xem là một trong các dấu hiệu cảnh báo về cuộc khủng hoảng.
Một tháng trước ngày 12.6, doanh thu từ giao dịch chứng khoán Trung Quốc vượt thị trường chứng khoán Mỹ - một thị trường chứng khoán tự do hơn và được xem là nơi trú ẩn an toàn - vì số lượng khổng lồ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Điều này báo trước một phần của đợt biến động tồi tệ nhất từ trước đến nay của thị trường chứng khoán nước này hồi tháng 7, tháng 8.
Tiếp sau đó, nhiều mối lo ngại về Trung Quốc và các thị trường mới nổi tiếp tục gia tăng áp lực lên giới đầu tư. Tình hình tài chính của các nền kinh tế mới nổi trong nửa đầu năm nay là dấu hiệu sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán sắp đến. Cho vay ngân hàng đến các thị trường mới nổi giảm 52 tỉ USD trong quý đầu năm 2015, theo thống kê của BIS.
“Việc các áp lực phát huy tác dụng sau nhiều năm tích lũy là một trong những nguyên nhân chính của biến động chứng khoán”, Claudio Borio - chuyên gia thuộc BIS nói. Nhiều lo ngại được đặt ra về việc kinh tế Đại lục yếu hơn nhiều so với các số liệu thống kê được chính phủ nước này đưa ra.
“Tình hình ở Trung Quốc kết hợp với cuộc đàm phán gói cứu trợ dành cho Hy Lạp trong tháng 6 và đầu tháng 7 làm sứt mẻ niềm tin của giới đầu tư, tạo áp lực lên giá trị tài sản toàn cầu. Một chu trình tự gia cố các điểm yếu trong giá cả hàng hóa, diễn biến chứng khoán các nền kinh tế mới nổi và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán các nước có kinh tế tiên tiến hơn”, BIS cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.