Điều gì xảy ra khi hàng chục tỉ vi khuẩn trong miệng mất cân bằng?

Ngọc Quý
Ngọc Quý
08/12/2018 10:07 GMT+7

Mỗi người trung bình có từ 20 - 100 tỉ vi khuẩn, thuộc hơn 700 loại khác nhau sống trong miệng. Một trong những điều kiện quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng là phải duy trì cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu.

Vấn đề thường thấy khi mất cân bằng vi khuẩn trong miệng là chứng hôi miệng. Khi vi khuẩn có lợi hoạt động tốt, chúng sẽ tiết ra một loại protein giúp kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn có hại, theo Health24.
Phần lớn vi khuẩn trong miệng tập trung ở các mảng bám cũng như trên bề mặt răng. Một số loại thực phẩm có ích cho vi khuẩn có lợi, giúp ngăn ngừa sâu răng và một số bệnh răng miệng khác.
Ngược lại, nếu ăn nhiều đồ ngọt sẽ giúp vi khuẩn xấu phát triển mạnh và gây bệnh răng miệng. Điều may mắn là phần lớn vi khuẩn trong miệng là có lợi, chỉ một số ít là có hại.
Một số loại vi khuẩn có lợi thường thấy là streptococcus salivariu, A12 và lactobacillus. Chúng có khả năng chống sâu răng, hạn chế hình thành mảng bám và giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh răng miệng khác, theo Health24.
Vi khuẩn có hại thường thấy nhất là streptococcus mutans, tác nhân chính gây sâu răng. Trong khi đó, porphyromonas gingivalis lại là nguyên nhân chính gây bệnh nha chu và nhiễm trùng nướu. Một số loại khác tạo ra khí lưu huỳnh và gây hôi miệng, các chuyên gia sức khỏe cho biết.
Sức khỏe răng miệng kém có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thế. Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện những người mắc bệnh nha chu có nguy cơ bị động mạch vành cao gấp đôi người thường, theo Health24.
Một số bằng chứng khoa học gần đây cho thấy bệnh nướu răng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thêm 14%. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để giải thích cơ chế sinh học của hiện tượng này.
Để giúp răng miệng luôn khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện các biện pháp sau:
Không hút thuốc.
Ăn các món giàu khoáng chất và vitamin.
Tránh ăn các món ăn vặt nhiều đường vì chúng sẽ gây mảng bám trên răng. 
Đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi ngủ.
Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần/ngày.
Đi kiểm tra răng định kỳ.
Đếm khám nha sĩ nếu nướu bị chảy máu hoặc sưng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.