Sách có nhiều thông tin về bộ kinh tối thượng này - bộ kinh từng thu hút các nhà hoạt động văn hóa ở Nhật, Anh, Pháp, Đức, Nga tìm kiếm trong nhiều thế kỷ qua, phát hiện 28 bản Pháp Hoa rải rác ở vùng Trung Á, Nepal, Afghanistan chép bằng chữ Phạn, chữ Magadhi, được lần lượt dịch sang chữ Hán, Tây Tạng, Đức, Nhật, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Triều Tiên, Mông Cổ và Việt Nam. Bản dịch chữ Hán thực hiện ở nước ta vào năm 260, dịch chữ quốc ngữ vào nửa đầu thế kỷ 20. Nay Đỗ Hồng Ngọc dựa vào bản dịch của hòa thượng Thích Trí Tịnh để chuyển đến bạn đọc những suy ngẫm và cảm nhận của mình về bộ kinh được ông xem là: “một bài thơ vĩ đại, một đà-la-ni khổng lồ, hàm chứa nhiều ẩn nghĩa sâu sắc, giấu nhẹm trong đó một bí tạng”.
Giao Hưởng
>> Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc ra mắt 2 tập sách mới
>> Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc: Thà có trái tim đau yếu vì tình yêu còn hơn có trái tim... lãnh cảm!
Bình luận (0)