Đó là đánh giá của ông Dean Cira, chuyên gia trưởng về đô thị của Ngân hàng Thế giới (WB), trong buổi công bố báo cáo “Đánh giá đô thị hóa tại Việt Nam” diễn ra tại TP.HCM ngày 18.4.
Nguyên nhân là do các đô thị ở Việt Nam đang phát triển theo chiều rộng thay vì chiều sâu. Như vậy, nhà nước sẽ phải đầu tư rất nhiều cho hệ thống cơ sở hạ tầng để kết nối với các đô thị hiện hữu. Bên cạnh đó, việc sử dụng tài nguyên đất bị lãng phí, điển hình như Hà Nội đã trở thành một trong những TP lớn nhất thế giới. Ông Dean Cira cho rằng nên tập trung nguồn lực cải thiện các trung tâm đô thị sẵn có trước khi mở rộng đô thị.
Tại Việt Nam, đô thị hóa củng cố mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế nhưng nó cũng mang lại nhiều nhức nhối như chất lượng không khí thấp, tắc nghẽn giao thông và giá đất tăng ngoài khả năng chi trả của người dân. Ông Dean Cira kêu gọi: “Các nhà quy hoạch cần giải quyết các vấn đề giao thông đô thị để nâng cao chất lượng sống và cung cấp thêm nhiều lựa chọn giao thông cho người dân”.
Để giảm tải cho khu vực nội đô ở các TP lớn như Hà Nội hay TP.HCM, các chuyên gia cho rằng nên hạn chế mở rộng phần lõi trung tâm, đẩy nhanh phát triển hệ thống metro. Xây dựng các khu đô thị dọc các tuyến metro nhằm khai thác hiệu quả vốn đầu tư cho hệ thống này. Bên cạnh đó, cần quy hoạch và xây dựng các khu đô thị, thành phố vệ tinh để giãn dân.
Đ.Sơn - N.Tr.Tâm
Bình luận (0)