Trong thực chất, giao tranh như thế không mới mẻ gì và không làm tiến trình nói trên bị chững lại. Lợi ích lâu dài, nhu cầu trang trải nội bộ và cách hành xử của hai bên cho thấy họ luôn tỏ ra sẵn sàng leo thang đối đầu theo kiểu ăn miếng trả miếng, nhưng trong thâm tâm lại mong bên kia dịu giọng để mình có cớ xuống thang.
Kể từ khi chấp nhận ngừng bắn năm 2003 đến nay, đụng độ vẫn thường xảy ra nhưng cả hai đều biết cả chiến tranh lẫn đấu súng nhỏ lẻ đều không giải quyết được tranh chấp chủ quyền. Cũng sẽ chẳng thể sớm có giải pháp hòa bình vì bên nào cũng muốn giành cả chứ không chỉ một phần Kashmir, bên nào cũng dùng tranh chấp làm nhân tố tác động tới đàm phán và trang trải nhu cầu nội bộ.
Mỗi khi xảy ra chuyện, cách hành xử của hai nước đâu khác gì nhau khi bên này đổ trách nhiệm cho bên kia và sẵn sàng trả đũa. Cách hành xử ấy cũng thể hiện rõ trong cuộc chạy đua tên lửa và hạt nhân. Vào những thời điểm mà chính phủ Ấn, hoặc Pakistan hoặc cả hai gặp khó khăn nội bộ - như hiện tại - thì vụ việc nhỏ ở biên giới cũng đều bị làm cho lớn chuyện.
Mô thức ứng xử của hai bên là vậy và cả hai đều cố gắng kiểm soát diễn biến tình hình. Tuy nhiên, điều này không tự khắc có nghĩa là cả trong tương lai cũng sẽ luôn được như vậy. Vì thế, chuyện đấu súng kéo dài thì rất đáng để lo ngại.
Thảo Nguyên
Bình luận (0)