Theo CNBC, trong một tuyên bố vào tuần trước, Phái đoàn Công nghiệp và Thương mại Đức, cơ quan đại diện cho Hiệp hội Phòng Thương mại - Công nghiệp Đức tại Trung Quốc, cho biết các doanh nghiệp nước ngoài đang phải đối mặt với thách thức ngày càng tăng khi hoạt động tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đặc biệt là yêu cầu mới đây nhất của chính quyền Bắc Kinh khi muốn đưa người vào hoạt động trong cơ cấu các công ty của Đức.
“Nếu những áp lực này vẫn còn tiếp tục, thì các công ty Đức có thể sẽ rút lui khỏi thị trường Trung Quốc hoặc xem xét lại các chiến lược đầu tư”, trích tuyên bố của Phái đoàn Công nghiệp và Thương mại Đức.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng thâm nhập vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền và bắt đầu đẩy mạnh vai trò của mình trong các lĩnh vực tại Trung Quốc.
“Theo như tôi biết, một số công ty nước ngoài đã được yêu cầu phải trả phí đầy đủ cho ít nhất một thành viên trong chính quyền, người sẽ đứng ra giải quyết các vấn đề pháp lý của công ty khi hoạt động tại Trung Quốc. Ban đầu các công ty nước ngoài cho rằng điều này sẽ giúp công ty họ tạo thiện chí, dễ dàng kết nối với đảng cầm quyền, hiểu chính xác các chính sách của Trung Quốc, và giải quyết tranh chấp lao động. Nhưng bây giờ họ cảm thấy động thái này chỉ nhằm mở rộng ảnh hưởng của đảng trong hoạt động của công ty”, Liu Kaiming, người đứng đầu Viện Quan sát đương đại có trụ sở tại Thâm Quyến, cho hay.
Trong một cuộc họp báo vào tháng trước, ông Qi Yu, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức Trung ương, cho biết có khoảng 106.000 công ty có vốn đầu tư nước ngoài thành lập các đơn vị đảng vào cuối năm ngoái. Con số này tăng hơn gấp đôi so với 47.000 trường hợp vào năm 2011. Trong khi đó, 70% các công ty nước ngoài ở Đại lục, tương đương khoảng 750.000 doanh nghiệp đã thành lập các chi nhánh hoạt động của đảng.
tin liên quan
Liên kết kinh tế Nga - Đức mạnh lên bất chấp căng thẳng chính trịTổng thống Nga Vladimir Putin vừa công bố thông tin tích cực về thương mại Nga - Đức trong quý 1/2017.
Bình luận (0)