Doanh nghiệp mù mờ về TPP

02/11/2015 13:06 GMT+7

Đó là thông tin do ông Nguyễn Diễn, Phó giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) chi nhánh Đà Nẵng đưa ra tại hội thảo Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP ): Tác động về thu hút đầu tư và phát triển thương mại đối với địa phương và doanh nghiệp (DN).

Đó là thông tin do ông Nguyễn Diễn, Phó giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) chi nhánh Đà Nẵng đưa ra tại hội thảo Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Tác động về thu hút đầu tư và phát triển thương mại đối với địa phương và doanh nghiệp (DN).

Theo các chuyên gia nước ngoài, VN cần phát triển hạ tầng logistics sau Hiệp định TPP - Ảnh: Hoàng SơnTheo các chuyên gia nước ngoài, VN cần phát triển hạ tầng logistics sau Hiệp định TPP - Ảnh: Hoàng Sơn
Ủng hộ nhưng chưa hiểu…
Hội thảo do Đảng ủy Khối DN, Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP và các đơn vị tổ chức hôm 30.10 tại TP.Đà Nẵng đã thu hút hàng trăm đại diện DN trên địa bàn tham dự. Tại hội thảo, ông Nguyễn Diễn đã công bố nhiều số liệu khảo sát cho thấy có đến 93% DN và 96% người tiêu dùng VN ủng hộ TPP và bày tỏ sự tin tưởng rằng hiệp định sẽ mang lại lợi ích kinh tế đối với VN. Tuy nhiên, theo ông Diễn, 80% số DN được hỏi thiếu hẳn các kiến thức về hội nhập, hoàn toàn không hề biết điều gì đang chờ đợi mình ở phía trước (khảo sát của Hội DN trẻ VN).
Ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại VN (AmCham Vietnam) nhận định khi VN gia nhập TPP sẽ có nhiều lợi ích như: tăng kim ngạch xuất khẩu các ngành sản xuất (34%), tăng kim ngạch nhập khẩu của hàng hóa tiêu dùng và nguyên liệu sản xuất (27%), tăng vốn FDI nhờ sự lạc quan của các nhà đầu tư… Thế nhưng, thách thức đối với các DN cũng nhiều không kém khi trở thành nhà cung cấp “đạt chuẩn” cho các DN của Mỹ và toàn cầu. Đặc biệt, ông Herb Cochran nhấn mạnh đến việc đăng ký dãy số D-U-N-S (được dùng rộng rãi cho việc sơ tuyển nhà cung cấp). Theo ông, dãy số gồm 9 chữ số này được công nhận toàn cầu trong mọi giao dịch, làm tăng lòng tin và tạo điều kiện cho các DN tăng uy tín và phải có để có thể ký hợp đồng với DN ở Mỹ.
Cũng theo vị chuyên gia này, gia nhập TPP sẽ tạo động lực cho việc cải cách hành chính. Chính phủ và DN VN cần phải cố gắng hơn nữa để chiếm lại thị phần xuất khẩu, không để các nhà đầu tư FDI chiếm đến 70% như hiện nay.
Thủ tục hành chính rườm rà
“Rất ít DN trong nước tự tìm hiểu, nghiên cứu về TPP để điều chỉnh công việc kinh doanh. Nghe qua thì có vẻ nghịch lý nhưng lại không nghịch lý chút nào bởi các DN VN đang ở trong một tình trạng mong muốn thay đổi nhưng lại không hiểu và không có kiến thức”, ông Diễn nói.
Ông Herb Cochran cho biết cách đây 2 năm, Ngân hàng Thế giới (WB) có thông tin tăng trưởng của VN đang tụt lại. “Một yếu tố có thể đảo ngược là ngành logistics vốn đóng góp cho 25% tổng GDP của VN, ở Mỹ và EU chỉ 8-10%”, ông Herb Cochran nói.
Dẫn lại việc một tàu hàng đi từ cảng Cái Mép đến bờ tây nước Mỹ mất 15 ngày, trong khi thủ tục đưa hàng ra cảng, thông quan xuất khẩu của VN kéo dài đến 21 ngày, ông Herb Cochran cho rằng cần đơn giản hóa thủ tục hải quan và các thủ tục xuất nhập khẩu khác, nâng cao chất lượng logistics, hải quan và hành chính…
Ông Nestor Scherbey, Chủ tịch Ủy ban Thuận lợi hóa thương mại và hải quan, những thay đổi gần đây trong luật Hải quan có nhiều tác động tích cực. Nhưng những thay đổi này vẫn chưa thật sự cải tiến đối với việc thực thi các Hiệp định TPP và Hiệp định Thúc đẩy thương mại WTO. Do đó, cần có thêm nhiều thay đổi hơn nữa về thể chế và quản lý Nhà nước để đáp ứng được yêu cầu… Cũng theo vị diễn giả này, tuy hệ thống hải quan tự động đã được áp dụng và nhiều cải tiến thủ tục hành chính nhưng những hạn chế của quy trình thương mại lại đang là những rào cản lớn đối với thu hút FDI.
“Nếu đây là sự thật thì tôi đề xuất chúng ta phát triển cơ sở hạ tầng logistics như là một biện pháp để khuyến khích dòng vốn đầu tư FDI mới sau Hiệp định TPP”, ông Nestor Scherbey nói và cho biết nhằm khuyến khích thu hút đầu tư FDI và thúc đẩy thương mại, TP Đà Nẵng nên xem xét đề xuất Tổng cục Hải quan cho phép ứng dụng dự án thí điểm thành lập khu thương mại tự do dưới sự giám sát của hải quan khu vực.
Còn ông Herb Cochran thì thẳng thắn: “Chúng tôi thấy việc hỗ trợ mặt kỹ thuật cho hải quan VN có nhiều vấn đề. Ví như năm 2006, WB có giúp Tổng cục Hải quan VN gói 60 triệu USD cải cách thủ tục hành chính. Thế nhưng 5 năm sau thì câu trả lời là “chúng tôi rất khó thực hiện dự án này thành công!”. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các nguồn lực khác cho chính quyền VN. Tuy nhiên, chúng tôi cần sự hợp tác của chính quyền để chính sách của chúng tôi được triển khai hợp lý”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.